CÁCH TRỒNG GỪNG TẠI NHÀ
Trồng Rau Tại Nhà

KĨ THUẬT TRỒNG GỪNG

Posted On Tháng Sáu 14, 2017 at 10:05 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở KĨ THUẬT TRỒNG GỪNG

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

KỸ THUẬT TRỒNG GỪNG 


Gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân gừng cao khoảng 50 – 100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Thân gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ốm sát vào nhau. Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân lá màu xanh nhạt. Lá gừng có mùi thơm.

1 Đặc điểm sinh học.

Gừng là loại cây thân cỏ, sống lâu năm. Thân gừng cao khoảng 50 – 100cm, có nơi cây gừng cao đến 150cm. Thân gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ốm sát vào nhau. Lá gừng thuộc loại lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân lá màu xanh nhạt. Lá gừng có mùi thơm.

Củ gừng phát triển ngầm dưới đốt củ có nhiều đốt, mỗi đốt có một vài mầm non, nếu gặp điều kiện thuận lợi những mầm đó sẽ phát triển thành chồi, thành thân mới. Củ gừng có vỏ màu vàng nhạt, thân củ gừng có rất nhiều sợi dọc. Củ gừng có vị cay nồng và có thể dùng vào nhiều việc.

Hoa gừng không mọc ra từ thân mà mọc ra từ củ. Cuống hoa dài khoảng 20 cm, các bông hoa mọc sát nhau. Bông hoa dài khoảng 5cm, rộng 2 – 3cm, đài hoa dài khoảng lcm. Hoa có 3 cánh màu vàng nhạt, mép cánh hoa màu tím. Nếu nguời la thu hoạch củ sớm thì gừng sẽ không có hoa.

2. Chế biến.

Gừng là cây gia vị phổ biến, gừng được trồng khắp nơi và được sử dụng rộng rãi. Gừng cỏ vị cay, thơm, chống được khí lạnh. Người ta dùng gừng để ăn cùng với các món ăn có vị lạnh như ốc, trứng vịt lộn… Gừng dùng trong việc nấu cháo chè để tăng vị thơm ngon, gừng dùng để ướp thịt bò để làm giảm mùi mỡ bò, tăng vị thơm. Gừng còn được dùng làm mứt gừng từ rất lâu đời.

Ngoài việc dùng vào các món ăn, gừng còn là một vị thuốc nam rất phổ hiến. Gừng có thể chữa ho, chống cảm lạnh, tăng nhiệt cho cơ thể. Gừng ngâm rượu dùng cho xoa bóp có thể chữa đựơc đau nhức cơ, tê chân, phong thấp. Trong các bài thuốc nam hay thuốc bắc bao giờ cũng có một vài lát gừng. Bỏ vài lát gừng vào chè không những làm cho cốc nước có vị thơm mà còn có tác dụng chống viêm họng.

3 Kỹ thuật trồng gừng

3.1 Xử lý đất

Người ta trồng gừng chủ yếu để lấy củ. củ gừng phát triển ngầm dưới đất vì vậy khâu làm đất rất quan trọng. Đất trồng gừng phải cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đất trồng gừng phải chọn chỗ cỏ lớp đất dày, nhiều đất thịt. Ở những chỗ đất không dày người ta phải đánh luống cao 20 – 25cm, rộng khoảng 1,2 – l,5m. Đất trồng gừng thường là đất vườn, đất phải được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ… Gừng được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới vì gừng được dùng phổ biến. Tuy nhiên, gừng hợp với khí hậu nóng nên thích hợp hơn với vùng nhiệt đới. ở nước ta đã có nhiều cơ sở trồng gừng để xuất khẩu và được coi là mặt hàng có giá trị.

Để đất tơi xốp, người ta coi trọng khâu bón phân. Phải dùng 20 – 30 tấn phân chuồng, 300 – 500 kg phân lân super hay phân lân nung chảy, 500 – 1000 kg tro bếp, trộn đều các thứ đó lại rồi bón lên luống. Để tiết kiệm phân, người ta thường rạch hàng rồi bỏ phân đã trộn đều vào đó, phủ một lớp đất mỏng rồi trồng gừng lên rãnh.

3.2 Trồng gừng

Người ta trồng gừng bằng củ, lấy các củ gừng mập, nhiều mầm làm củ giống. Khi trồng gừng người ta bẻ từng nhánh nhỏ, mỗi nhánh có khoảng 3 – 5 mắt. Sau khi bẻ người ta thường chấm phần bị bẻ vào tro bếp. Sau đó đem mầm gừng ra trồng vào các rãnh đã bón phân sẵn, phủ lên củ gừng một lớp đất mỏng rồi lấy tay ấn nhẹ xuống. Tiếp đó lấy rơm rạ phủ lên trên bề mặt rãnh. Khi trồng theo hàng nên trồng cách nhau khoảng 30 – 40 cm. Sau khi phủ rơm rạ phải chú ý tưới đủ nước để kích thích gừng ra mầm phát triển nhanh. Nếu thời tiết thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày mầm gừng sẽ mọc lên mặt đất, đến lúc đó người trồng gừng phải dẹp bớt một phần rơm rạ để câv dễ mọc. Sau khoảng 1 tháng lớp rơm rạ sẽ mục dần tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Cũng thời gian này nên bón cho gừng một ít kali (hoặc tro bếp); phân đạm rồi tưới nước cho đủ ẩm. Sau thời gian này gừng sẽ phát triển bình thường.

Gừng là loại cây sống khoẻ, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên có những lúc gừng cũng bị bệnh héo lá, thối củ. Người trồng gừng phải theo dõi để cắt lá và nhổ bỏ cây bị hỏng để tránh lây sang cây khoẻ khác.

Gừng cũng là loại cây cho năng suất cao, nếu được chăm sóc đúng phương pháp mỗi vụ gừng sẽ cho khoảng 8-10 tấn củ/ ha.

4 Thu hoạch gừng.

Thời gian sinh trưởng của gừng kéo dài khoảng 5 tháng hoặc hơn. Có nghĩa là sau khi trồng được ít tháng thì có thể thu hoạch củ. Quan sát nếu thấy lá gừng đồng loạt ngả vàng, một số lá gừng khô dần xung quanh mép, đào thử một vài củ lên nếu thấv củ gừng đã đủ độ lớn, da củ gùng ngả sang màu xám là có thể thu hoạch được.

Đối với những ruộng gừng nhỏ thì dùng cuốc, xẻng đào từng khóm rồi rũ đất lấy củ. Với những ruộng gừng lớn thi có thể dùng cây cây dọc theo các hàng gừng rồi rũ đất lấy củ.

Thu hoạch gừng chủ yếu để lấy củ còn thân và lá để làm phân. Củ gừng đem về nhà rải đều nơi mát, tránh các va chạm mạnh dễ làm dập củ.

Nếu lấy gừng làm giống nên chọn các củ trung bình, da bóng, không có vết trầy xước bỏ lén cát khô hoặc lên nong nia đem ra đặt nơi thoáng gió sau đó cất kỹ để trồng cho vụ sau.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033