Tra Cứu Bệnh Cây

BIỆP PHÁP PHÒNG TRỪ MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRÊN CÂY TRỒNG

Posted On Tháng Chín 14, 2017 at 5:34 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BIỆP PHÁP PHÒNG TRỪ MUỖI HÀNH (SÂU NĂN) TRÊN CÂY TRỒNG

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Muỗi hành gây hại ở nhiều nước trồng lúa ở Châu Á.

Thất thoát năng suất do muỗi hành có thể đến 50%.

Tác nhân:

Muỗi hành có tên khoa học là Orselia oryzae, bộ Diptera, họ Cecidomyiidae.

Cách gây hại và triệu chứng:

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to, bên trong rỗng, sau đó đọt lúa phát triển bất thường thành ống như lá hành có màu trắng nhạt, rộng khoảng 1 cm, dài 10 – 30 cm, đầu ống hành được bịt kín do mô lá tạo thành.

Ống hành xuất hiện khoảng một tuần sau khi muỗi xâm nhập. Tép lúa bị hại không cho bông (gié) nhưng lúa có thể mọc chồi mới để bù lại. Triệu chứng lúa do muỗi hành hại giống như lúa bị hạn, bệnh do virus (bệnh vàng lùn,bệnh Tungro), sâu đục thân, ngộ độc thuốc trừ cỏ 2,4 D. Muỗi hành chỉ gây hại từ giai đoạn mạ đến cuối đẻ nhánh, trước khi có đòng.

Đặc tính sinh học:

Trứng: thon dài, mới đẻ có màu trắng, trước khi nở có màu vàng. Trứng được đẻ rải rác ở lá thìa, phiến hay bẹ lá, trừng được đẻ từng quả một hay đẻ thành từng nhóm 3 – 4 quả.

Sâu non: giống như dòi, mình dẹt, màu trắng sữa, dài 4 – 5 mm. Giai đoạn ấu trùng có 3 – 4 tuổi. Mỗi chồi chỉ có một sâu non và khi ống hành vươn dài ra thì cùng lúc sâu non hóa nhộng.

Nhộng: có màu hồng nhạt, trước khi vũ hóa, có màu đỏ, dài 2 – 4 mm, giai đoạn nhộng dài 3 – 5 ngày, cả sâu non và nhộng sống và gây hại trong ống hành. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống hành. Khi sắp vũ hóa, nhộng di chuyển lên ngọn ống hành, dùng gai bụng đục lỗ, chui nửa mình ra, lột vỏ nhộng để lại trên đầu ống hành để thành trùng ( muỗi) bay thoát ra ngoài.

Trưởng thành: giống như muỗi nhà, sải cánh dài 3 – 5 mm, muỗi cái bụng màu đỏ nhạt, muỗi đực, nhỏ hơn muỗi cái, màu nâu vàng. Râu 10 đốt. Muỗi hoạt động ( giao phối, đẻ trứng) mạnh về đêm, sức bay yếu nên tầm gây hại hạn chế trong khu vực giới hạn, bị dẫn dụ bởi ánh sáng. Con cái đẻ 100 – 200 trứng.

Vòng đời sâu năn: 25 – 35 ngày.

Thiên địch: Muỗi hành có nhiều thiên địch ký sinh trứng, sâu non (Obtusiclava oryzae, Eurytoma setitibia…) và nhộng. Thường khi sâu non xuất hiện, thiên địch ký sinh tăng, do đó cần chú ý khi phun thuốc trừ sâu, có thể làm giảm mật số thiên địch ký sinh về sau.

Ký chủ phụ: Lúa chét, cỏ Bắc (Leersia), cỏ lồng vực, cỏ ống, cỏ lông tây.

Phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại, cỏ bờ.

Bẫy đèn: theo dõi muỗi hành để phòng trừ đúng lúc (phun thuốc ngay khi muỗi ra rộ).

Không sạ cấy dầy. Bón đầy đủ, cân đối NPK, không bón thừa đạm giai đoạn đẻ nhánh.

Bảo vệ thiên địch (ong ký sinh), không phun thuốc trừ sâu sớm.

Thăm đồng thường xuyên, nếu có muỗi hành, có thể tháo nước phơi ruộng để hạn chế lây lan.

Thuốc BVTV:

Trường hợp ruộng thường xuyên bị muỗi hành gây hại, điều kiện thời tiết, canh tác thuận lợi cho muỗi phát sinh, gây hại, cần thường xuyên thăm đồng, có thể dùng bẫy đèn theo dõi, nếu muỗi nhiều, có thể phun ngay thuốc trừ muỗi : Sapen alpha 5EC, Sec Saigon 5,10 EC, Diaphos 50EC.

Nếu ruộng nhiều muỗi, ống hành xuất hiện rải rác, cần phun thuốc trừ muỗi ngay, kết hợp rải thuốc dạng hạt có tính lưu dẫn, thấm sâu như Gà nòi 4GR, Diaphos 10GR hay Sargent 6GR.

Trường hợp ruộng bị hại nặng, việc phòng trị sẽ ít có hiệu quả, tuy nhiên để tránh thiệt hại đến năng suất và hạn chế lây lan qua vụ sau có thể kết hợp phun thuốc có tính thấm sâu, xông hơi như Diaphos 50EC, Sairifos 585 EC, kết hợp rải thuốc hạt (như trên).

Lưu ý: (1) Cần phát hiện sớm để phòng trị kịp thời. Nếu lúa qua giai đoạn đẻ nhánh tối đa (30 – 35 NSS), việc phun,rải thuốc sẽ tốn kém vô ích. (2) Ruộng rải thuốc hạt, cần duy trì mực nước 3 – 5 cm, trong 3- 5 ngày.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033