Uncategorized

CÁCH ĐUỔI VÀ DIỆT RUỒI VÀNG – GIẢI PHÁP BẢO VỆ CÂY TRỒNG HỮU HIỆU

Posted On Tháng Chín 17, 2017 at 7:39 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH ĐUỔI VÀ DIỆT RUỒI VÀNG – GIẢI PHÁP BẢO VỆ CÂY TRỒNG HỮU HIỆU

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Thuốc diệt ruồi vàng Sofri Protein là loại thuốc hữu hiệu nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng giúp trị các loại ruồi vàng chuyên đục quả và phá hoại trái cây của các bác nông dân vào vụ mùa.

Thuốc diệt ruồi vàng Sofri Protein có tên gọi mới (ENTO PRO 150DD) là loại thuốc cực kì hiệu quả được Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Úc (ACIAR) chuyển giao công nghệ cho Việt Nam trong việc phòng trừ ruồi hại quả mới – chế phẩm protein từ phế thải men bia, tiêu diệt hiệu quả ruồi hại quả ở giai đoạn trưởng thành được sản xuất bả protein tại Nhà máy bia Foster Tiền Giang. Thuốc có men thu hút loài ruồi này trước mùa sinh sản, dễ dàng hơn trong việc diệt được ruồi với số lượng cao.

Hàng năm, cứ tới vụ mùa thu hoạch trái cây thì loại ruồi vàng lại xuất hiện, làm tổ và phá hoại các loại trái cây làm cho năng suất của các bác nông dân giảm một cách thảm hại. Sử dụng các biện pháp thông thường thì không có tác dụng hiệu quả, chi phí cao và muốn diệt tận gốc thì phải sử dụng các loại thuốc độc hại không cho phép nên sẽ bị cấm sử dụng. Vì thế mà từ khi có loại thuốc diệt ruồi vàng Sofri Protein (ENTO PRO 150DD) xuất hiện trên thị trường đã giúp được rất nhiều cho bà con trong những vụ mùa thu hoạch.

Thuốc diệt ruồi vàng Sofri Protein (ENTO PRO 150DD) có thành phần chủ yếu là men bia qua điều chế có khả năng thu hút được loại ruồi này, kết hợp với một % nhỏ thuốc trừ sâu để tạo ra loại thuốc diệt ruồi vàng siêu hiệu quả. Với độc tính không nguy hiểm cho con người, và lượng thuốc có khả năng thu hút ruồi tốt nên chi phí để phun thuốc giảm đi rất nhiều và đáng kể so với các loại thuốc khác trên thị trường.

Sử dụng thuốc bằng cách pha loãng với nước theo tỷ lệ (nằm trong bảng hướng dẫn sử dụng), sau đó phun trên lá, thân gốc và phun thuốc liên tục cho đến khi thu hoạch trước 1 – 2 tháng, trung bình 1 tuần phun 1 lần và tránh các ngày mưa và ẩm ướt.

Cách làm bẫy diệt ruồi đục trái

1. Đặc điểm hình thái:
ruoi vang
– Tên khoa học: Theo wikipedia, ruồi đục trái có tên khoa học là Bactrocera dorsalis, thuộc họ Trypetidae, bộ Diptera là một loài côn trùng gây hại khá phổ biến trên nhiều loại cây ăn quả ở nước ta như: táo, ổi, xoài, nhãn, mận (doi), đu đủ, dưa, mướp đắng, các loại bầu bí, mướp…

– Đặc điểm gây hại: Con ruồi cái dùng vòi đẻ trứng vào bên trong vỏ trái, nên việc dùng thuốc hoá học để phun xịt thường không mang lại hiệu quả mong muốn. Đã thế loài ruồi này thường xuất hiện và gây hại cho trái từ khi trái già chín trở đi, nên nếu phun xịt thuốc hoá học sẽ rất khó đảm bảo được thời gian cách ly của thuốc.

ruoi duc trai 2

2. Giải pháp diệt ruồi đục trái:

– Từ đặc điểm trên, chúng ta thấy rằng để hạn chế tác hại của ruồi đục trái phải áp dụng những biện pháp mang tính chất đặc thù riêng như bao trái hoặc dùng bẫy bả dẫn dụ con trưởng thành đến để tiêu diệt.

– Để dẫn dụ ruồi bà con nhà vườn có thể sử dụng thuốc VIZUBON-D hoặc có thể tự pha chế thành thuốc diệt ruồi. Thuốc dẫn dụ ruồi đến rồi tiêu diệt, không phải phun lên cây nên không tốn công phun xịt thuốc, không gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt là không lưu vết và dư lượng thuốc trên trái, vì thế rất an toàn cho người ăn.

2.1. Sử dụng thuốc VIZUBON-D:

– Vizubon-D là một hỗn hợp gồm hai thành phần:

+ Naled (chiếm 25% thành phẩm): là một hoạt chất trừ sâu có tác dụng vị độc, tiếp xúc, xông hơi và thấm sâu dùng để phòng trừ nhiều loại sâu ăn lá, chích hút và nhện hại cây trồng, có hiệu lực cao đối với các loài ruồi, rệp hại lá và trái… được pha chung với chất dẫn dụ, nhằm mục đích tiêu diệt ruồi.

+ Methyl eugenol (chiếm 75% thành phẩm): là chất dẫn dụ giới tính. Hợp chất hoá học này có hoạt tính sinh học rất cao (giống chất tiết dục của con ruồi cái loài Bactrocera dorsalis). Nên chúng có chức năng làm tín hiệu để con ruồi đực (loài Bactrocera dorsalis) dò tìm đến. Khi bay vào bẫy ruồi đực sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi thuốc Naled được pha sẵn trong bẫy. Do ruồi đực đã bị tiêu diệt, ruồi cái không còn được giao phối nên không đẻ trứng tạo lứa dòi mới gây hại cho trái cây. Khả năng dẫn dụ của thuốc rất mạnh. Hiệu lực có thể kéo dài tới 15 ngày.

ruoi duc trai 1
2.2. Sử dụng bả chua ngọt tự pha chế.

– Do ruồi đục trái là một loại côn trùng ưa thích vị chua ngọt nên ta sẽ pha chế một số chất có sẵn trong nhà bếp thành thuốc diệt côn trùng.

– Cách pha chế như sau:

+ Dùng 4 phần đường mật (đường đen) trộn với 4 phần dấm, một phần rượu và một phần nước.

+ Khuấy kỹ để dung dịch này tan đều.

+ Cho vào can nhựa, bình nhựa,… đậy kín chờ 3 – 4 ngày sau, khi thấy dung dịch bốc mùi chua ngọt thì trộn thêm thuốc trừ sâu (ví dụ: Regent, Gà nòi 95SP hoặc Panda 95SP) với liều lượng: cứ 100 phần dung dịch chua ngọt cho thêm một phần thuốc trừ sâu.

3. Bẫy diệt ruồi đục trái:

– Chuẩn bị dụng cụ:

+ Vỏ chai pet, nên chọn chai có màu vàng

+ Kéo cắt

+ Dây thép nhỏ

+ Bông y tế

+ Thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu Panda 95SP

+ Vít mắc màn:

– Cách làm:

+ Ta tận dụng chai lọ nhựa, nên chọn màu vàng, ví dụ chai pet, khoét 1 hoặc 2 lỗ nhỏ khoảng 2,5 cm.

+ Dùng vít mắc màn vặn qua nắp chai pet, sau đó gắn miếng bông gòn đã tẩm thuốc vizubon-D hoặc bả chua ngọt tự chế ở trên treo vào trong lọ như sau:

+ Treo chai pet đã tẩm thuốc lên cành cây, lưu ý không pha trộn hoặc tẩm thêm bất kỳ loại hóa chất nào khác.

– Lưu ý: Để thu được hiệu quả cao bà con nhớ lưu ý một số vấn đề sau:

+ Phải treo bẫy nơi đầu gió, chỗ râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 mét.

+ Không treo bẫy ngoài nắng, bẫy sẽ giảm hiệu lực nhanh.

+ Nên vận động nhiều chủ vườn cây ăn trái trong khu vực của mình, cùng đặt bẫy đồng loạt trên diện rộng thì hiệu quả hạn chế tác hại của ruồi mới cao.

+ Thời gian đặt bẫy tốt nhất là vào những thời điểm trái bước vào giai đoạn già bắt đầu chín trở đi.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033