Cây Ăn Quả

BỆNH ĐỐM DẦU LÀ GÌ? CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM DẦU TRÊN CÂY CHANH DÂY

Posted On Tháng Chín 27, 2017 at 2:27 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BỆNH ĐỐM DẦU LÀ GÌ? CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM DẦU TRÊN CÂY CHANH DÂY

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Tác nhân: do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây ra.

Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh gây hại trên lá, thân và quả dẫn đến sự mất mùa thậm chí có thể gây chết cây.

– Trên lá: bệnh tạo nên những vết thương từ màu ô liu tới màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt, bệnh nặng dẫn đến rụng lá, trên thân còn non, dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

– Trên thân dây: 

Trên thân còn non dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết lõm màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh. Trên thân gỗ già, triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những vết bệnh này bao quanh chồi non và có thể gây chết cây nếu bị bệnh nặng (không có biện pháp trị bệnh kịp thời).

– Trên quả:

Những dấu hiệu đầu tiên của sự nhiễm bệnh trên trái là trái nhỏ, mất màu xanh bóng tự nhiên.

+ Bệnh xuất hiện các vết loang từ phía đuôi trái, sau đó loang nhanh lên phần cuống trái.

+ Lúc mới nhiễm bệnh trái thường có màu xanh tối sũng nước, vài ngày sau bệnh phát triển vỏ trái thường chuyển sang màu nâu nhạt, nhìn tổng thể như bị luộc chín.

+ Khi bệnh phát triển mạnh trái bị thối, đôi khi lõm vào trong, bệnh nặng khiến cho trái rụng hàng loạt. 

Biện pháp phòng trừ:

– Biện pháp canh tác:

+ Cắt tỉa các dây chanh dây gần sát mặt đất, đảm bảo các dây chanh dây cách mặt đất ít nhất 20-30cm. Đa số mầm bệnh phát sinh và lây lan từ đất, nhất là vào mùa mưa do đó chúng ta cần phải loại bỏ nguồn bệnh lây lan qua những dây chanh gần sát mặt đất.

+ Cắt tỉa các lá già không cần thiết, các lá bị bệnh, loại bỏ tất cả các trái bị nhiễm bệnh còn trên giàn và những quả bị bệnh đã rụng dưới đất (tránh lây nhiễm).

+ Thu gom sạch tàn dư của cây, đặc biệt là những cây bị bệnh và cỏ trên vườn đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh ban đầu trên đồng ruộng cho vụ sau.

+ Không nên trồng dày để vườn luôn thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng.

+ Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ viên nở Hà Lan Agrogold 4-3-2, 70% HC; kết hợp thêm vôi bột

+ Kiểm tra vườn để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhỏ bỏ bón vôi bột và phun thuốc gốc đồng (Super cook 85WP) vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.

– Biện pháp hoá học: 

– Lần 1: Sử dụng Thuốc Sat 4SL + Elcarin phun ướt đều.
– Lần 2 (sau 7 ngày): phun Physan 20SL với liều lượng 160ml/ 200 lít nước 

Sử dụng định kỳ 2 loại thuốc trên thì hiệu lực trị bệnh cao hơn sử dụng đơn 1 loại.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033