Tra Cứu Bệnh Cây

CÁCH PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC TRÁI GÂY HẠI CHO CÂY MÍT

Posted On Tháng Mười Một 16, 2017 at 11:01 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC TRÁI GÂY HẠI CHO CÂY MÍT

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Hiện nay, ở giai đoạn trái có hai đối tượng dịch hại phổ biến làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến năng suất và chất lượng trái, đó là ruồi đục trái và bệnh thối trái non.

Ruồi đục trái trên mít là loài Bactrocera umbrosa (Fabricius). Loài này có phổ ký chủ giới hạn trong giống  mít. Trưởng thành của ruồi đục trái mít là một loài ruồi có kích thước khá lớn, lớn hơn ruồi nhà. Ruồi thường gây hại vào mùa mưa. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa.

Con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái đẻ trứng vào bên trong trái. Vết chích nhỏ nên khó nhìn thấy. Ấu trùng có màu trắng ngà (còn gọi là dòi), dài khoảng 9-10 mm, sống bên trong trái làm thối phần thịt trái. Khi đẩy sức, dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng.

Ruồi phá hại nhiều khi trái gần chín đến chín. Triệu chứng thể hiện trên trái mít có những đốm thối nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra trên trái, ngay nơi bị hại  mềm nhũn, dòi tạo những lổ nhỏ trên trái và bún mình ra khỏi trái.

Dòi gây hại tạo điều kiện các vi sinh vật khác bội nhiễm nên làm trái mau thối. Chẻ bên trong thịt trái bị thối hư. Dòi có khả năng bún mình rất xa. Trên một trái mít có rất nhiều con dòi.

Cách phòng trị:

+ Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây.

+  Đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái.

+  Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol  để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả Protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10 giờ sáng.

+ Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033