LỚP OOMYCETES

GIỐNG PYTHIUM LÀ GÌ?

Posted On Tháng Mười Một 21, 2017 at 8:06 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở GIỐNG PYTHIUM LÀ GÌ?

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

 

A, những câỵ con bình thường; B, những cây con bị ngập úng (Sharma, 1998)

Đây là giống lớn nhất của họ Pythiaceae, được đại diện bởi 92 loài (Waterllouse, l968) nhưng theo Waterhouse (1973) nhiều loài chỉ hiện diện trong môi trường nước như những thực vật hoại sinh trong khi đó một số có thể sống ký sinh yếu trên thực vật hay động vật sống trong nước, phần lớn loài sống trong đất, một vài loài liên quan nấm rễ, Pythium là những loài hiếm có vật chủ đặc hiệu (Rangaswamy, 1962).

Một số bệnh nghiêm trọng ở những cây giống con, như bị ngập úng, thối rễ, thối cành hoa ở cây con ở đồng bằng sông Cửu Long là do những loài của Pythium gậy ra (hình 2.5). Theo Webster (l980), Pythium hiện diện thông thường trong đất canh tác hơn là ở đất tự nhiên nhất là cây con trong vườn ươm mát hay vườn rau.

Cấu trúc dinh dưỡng

Hê sợi khuẩn ty phát triển tốt và gồm khuẩn ty mịn, phân nhánh tốt, và không tạo giác mút [giác bào] nào (haustorium); Vách khuẩn ty gồm cellulose (Alexopoulos và Mims, 1979), vật chất bên trong tế bào chất là dạng hột và chứa những giọt dầu nhỏ và glycogen, những phần cũ hơn của hệ sợi chứa tế bào chất có hốc nhỏ, những khuẩn ty còn non là cộng bào nhưng những vách chéo phát triển trong khuẩn ty trưởng thành (Hawker; 1966; Webster, 1980). Ty thể, thể lưới, mạng lưới nội chất và các ribô-thể cũng được thấy ở dưới kính hiển vi điện tứ.

Sinh sản vô tính

Giai đoạn vô tính được thành lập bởi túi bào tử và chúng có thể ở chót hay xen giữa và có hình dạng biến đổi, chúng có thể là hình cầu, có nhiều sợi nhỏ hay phồng lên. Túi bào tử chứa nhủ trong suốt, ớ tại thời điểm phát triển của túi bào tử, phần xen giữa hay ở chót của khuẩn ty phình to ra, trở thành hình cầu và khởi đầu chức năng như túi bào tử đầu tiên (hình 2.6); Những bào tử động mới được thành lập tiếp tục di chuyển rất nhanh bên trong túi, sự di chuyển này tiếp tục trong một vài phút. Vách của túi vỡ ra nhanh như bọt khí xà phòng và các bào tử động được phóng thích theo mọi hướng.

Những bào tử động có hình quả thận và là những thể hai tiên mao và hai tiên mao được gắn ở mặt bên của chúng (hình 2.6). Sau một số lần, những bào tử động bị mất chiên mao và được bao vào nang và mỗi bào tử động trong số chúng nẩy chồi bằng một ống phôi trong khuẩn ty dinh dưỡng mới và khuẩn ty mới này nhiễm vào hạt giống.

Sinh sản vô tính ở nấm Pythium (Sharma, 1998)
Thành lập và phóng thích động bào tử ở nấm Pythium (Sharma, 1998). Zoospore = bào tử động

Tuỵ nhiên, ớ P. aphanidernatium, một ống dài phát triển từ túi bào tử (hình 2.7) và tế bào chất của túi bào tứ di chuyển vào trong túi, để tế bào chất trước vào trong tình trạng trống; Sự phân cắt tế bào chất trong những phần đơn nhân bắt đầu trong túi bào tử nhưng hoàn tất trong túi. Chiên mao (roi) bắt đầu phát triển trong túi; túi bị vỡ dẫn đến phóng thích nhũng bào tử động; Những bào tứ động lần lần rụng roi và hình thành nang hay bào tử nang (encysted zoospore). Mỗi bào tử động nảy chồi bằng một ống phôi nhưở P. debaryanum, trong một số loài Pythium, khuẩn ty xen giữa có những bào tử hình cầu, vách dày được gọi là bào tử vách dày (chlamydospore), chúng nẩy chồi bằng cách tạo khuẩn ty hình ống dài.

Sự tiến hóa của bào tử (conidia)

Pythium có những loài tạo túi bào tử và tạo bào tử và cho thấv chúng có sự chuyển tiếp rỏ ràng để hình thành túi bào tử và chứa bào tử bên trong và dỉ nhiên sẽ không tạo bào tử động.

Sinh sản hũu tính

Sinh sản hữu tính là sự noãn giao, và xảy ra khi độ ẩm không đủ cho sinh trưởng thông thường, hai cơ quan sinh dục được gọi Ià túi giao tử đực hay hùng cơ và túi noãn hay noãn phòng và thông thường phát triển rất gần trên cùng khuẩn ty; Phần lớn các loài là đồng tản, thường thì hùng cơ phát triển dưới noãn phòng (hình 2.8). Tuy nhiên, một số loài là dị tản như P. heterothallicum P. sylvaticum, đôi khi trong nuôi cấy những dạng dị tản, những dạng đồng tản cũng phát triển (Pratt và Green, 1973).

Sinh sản hũu tính ở nấm Pythium debarvanum (Sharma, 1998)

Noãn phòng ở P. debaryanum thông thường phát triển ở tại chóp của nhánh khuẩn ty, nhưng đôi khi nó cũng xen giữa, noãn phòng có dạng hình cầu, vách trơn láng (hình 2.8) nhưng ở P. mamilatum, vách noãn phòng vẫn gấp khúc trong những nơi nhô ra dài (Drechsler, l960).

Thụ tinh

Giống Pythium là một ví dụ điển hình của sự tiếp xúc giao tử, hùng cơ được gắn vào vách của noãn phòng và trở nên bằng phẳng, từ mỗi hùng cơ phát triển một ống thụ tinh mịn, ống này thâm nhập vào vách túi noãn và chu chất và tiếp xúc với trứng (hình 2.8). Sự giảm phân xảy ra trong hùng cơ cũng như trong noãn phòng trong thời gian trung bình, và tất cả các nhân đơn bội. Thông qua ống thụ tinh, nhân đực chức năng đi vào trong noãn cầu, tiếp xúc với nhân cái chức năng và tiếp hợp với nhau và tạo thành nhân hợp tử nhị bội, noãn cầu đơn bội thay đổi thành bào tử noãn nhị bội có cấu trúc vách dày, trơn, đơn nhân Trong quá trình này, toàn bô vật liệu của hùng cơ đi vào noãn phòng, và do đó hùng cơ trở nên trống rỗng sau quá trình thụ tinh.

Sự mọc mầm của bào tử noãn

P. debaryanum và nhiều loài khác, các bào tử noãn cần thời gian tiềm sinh nhiều tuần trước khi mọc mầm, nhiêt độ tương đối cao khoảng 28oC, bào tủ noãn nảy chồi bằng cách tạo ra một ống phôi phát triển nhanh thành một hệ sợi sinh dưỡng (hình 2.9) nhưng ở nhiệt độ thấp hơn (10 – 17oC) một ống phôi ngắn (5 – 20 μm) được đưa ra ngòi ở chóp của bào tử noãn và phát triển thành một cái túi. Theo Drechsler (1952, 1960) vật liệu của bào tử noãn ở P. ultimum đi vào túi này thông qua ống nhỏ và được khu biệt thành nhiều bào tử động (hình 2.9); Webster (l980) đã đề cập loại thứ ba, trong đó bào tử noãn trong một số loài phát triển một ống phôi ngắn chứa túi bào tử ở tại chóp của nó. Như đã đề cập ở trên, chu trình sống chỉ ra rằng hệ sợi sinh dưỡng ở P. debaryanum là nhị bội và sự phân chia giảm đi, xảy ra trong hai loại giao tử (Sansome, l96l, l963).

Bào tử noãn của Pythium mọc mầm, zoospore = bào tử động, vesicle = túi. oospore = bào tử

Những bệnh khác do giống Pythium

a. Thối trái do bầu, bí: Cùng với Fusarium Phytopthora, nấm Pythium gây ra bệnh trên của bầu, dưa chuột, dưa hấu…. làm do rễ bị mềm đi do nước ngấm vô quá nhiều

b. Thối trái hay thối cuống đu đủ: Nấm Pythium sẽ làm cuống trái đu đủ thối rửa; triệu chứng chính của nó là xuất hiện những phần xốp, ngấm nước trên cuống trực tiếp tại lớp đất. Phần đáy cúa cuống bị bóc ra do thối rửa và xâm nhlễm và có thể dẫn đến cây ngã toàn bộ; Thối cuống có thể được kiểm soát bằng cách cho cấy sinh trưởng trong đất đã rút hết nước, những cây bị nhiễm phải được loại bỏ và đốt; Phun hỗn hợp Bordeaux có hiệu quả nhất định.

c. Thối thân rễ củ gùng: Thối thân rễ ở củ gừng là do Pythium myriotylum, P. aphanidermatum. Phần đáy của cây trở nên bị sũng nước và mềm và lá có màu vàng lợt, cuối cùng thân rễ bắt đầu thúi và thay đổi khối thịt bên trong; Nó có thể được kiểm soát bằng cách xử lý, thân rễ và đất bằng thuốc hoá học có gốc đồng diệt nấm nên chọn những hạt giống khoẻ mạnh là một trong những biện pháp có hiệu quá.