Uncategorized

NHỆN LÀ LOÀI ĐỘNG VẬT THẾ NÀO? VÀ CÁCH DIỆT NHỆN HIỆU QUẢ NHẤT

Posted On Tháng Mười Hai 3, 2018 at 2:32 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở NHỆN LÀ LOÀI ĐỘNG VẬT THẾ NÀO? VÀ CÁCH DIỆT NHỆN HIỆU QUẢ NHẤT

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện; cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh – cùng lớp Arachnid với bọ cạp, ve bét….

NHEN

Tất cả các loài nhện đều có khả năng làm màng nhện, một thứ sợi mỏng nhưng bền như tơ bằng chất đạm, tiết ra từ phần sau cùng của bụng. Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng.

Nhiều loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích.

Ngoài 150 loại nhện thuộc họ Uloboridae, Holarchaeidae,và Mesothelae, tất cả các loại khác đều có khả năng tiêm nọc độc khi cắn – hoặc do tự vệ hoặc để giết mồi. Tuy nhiên, chỉ có 200 loại có nọc độc gây hại cho con người. Nhiều loại nhện to, cắn đau nhưng không làm độc hay tử vong.

Hình dáng

 
Cơ thể con nhện:
(1) bốn cặp chân
(2) đầu-ngực nhập chung một phần
(3) bụng

Phần lớn các loài côn trùng thân mình có ba phần: đầu, ngực và bụng. Nhện khác biệt ở chỗ chỉ có hai phần: đầu-ngực vào một phần, phần kia là bụng. Ngoại lệ là giống nhện sát thủ (Eriauchenius gracilicollis)- đặc biệt vì là loại duy nhất có cổ (thực ra là phần đầu ngực được chia làm hai phần riêng biệt). Bên ngoài phần bụng của nhện không ngăn ra nhiều đoạn – trừ loài của họ Liphistiidae. Cuối phần đầu-ngực là một đoạn nối để nhện có khả năng chuyển phần bụng khắp hướng. Những loài côn trùng trong lớp Arachnida thường không có phần này.

Phần đầu ngực

Nhện có bốn cặp chân hai bên phần đầu ngực. Trên mình và chân có lông lưa thưa để cảm giác sự rung động và âm thanh và mùi hương.

Mỗi bên miệng có hai ngàm dùng để kẹp mồi và bám vào bạn tình khi giao hợp. Nhện không nhai mà chỉ thò ống hút vào mồi để hút chất lỏng ra.

Nhện thường có mắt đơn, thị giác nhện có nhiều dạng – có loài chỉ phân biệt sáng tối, có loài có khả năng thấy chi tiết gần bằng mắt chim bồ câu.

Phần bụng

Phần bụng nhện bao gồm: khe thở, lỗ sinh dục và núm tuyến tơ. Nhện có hai khe thở và ở giữa là lỗ sinh dục. Phía sau và dưới cùng ở phần bụng là núm tuyến tơ.

Các giác quan

 
Mắt của một con nhên nhảy (cái) – tên khoa học Phidippus regius

Đa số nhện có 8 mắt. Loài Haplogynae có 6 mắt, Tetrablemma có 4 mắt và Caponiidae có 2 mắt. Một số nhện có hai mắt phát triển to hơn những mắt kia (Ví dụ họ Salticidae). Một số khác không có mắt.

Nhện thường có tám mắt, bố trí theo nhiều hình thức khác nhau và hiện tượng này thường được sử dụng trong ngành phân loại các nòi giống khác nhau. Loài nhện Haplogynae có 6 mắt, một số có tám mắt (Ví dụ loài Plectreuridae), hay bốn mắt (Ví dụ Tetrablemma) và có loài chỉ có hai mắt (loài Caponiidae). Ở một số nhện, chỉ có hai mắt phát triển, còn các mắt khác rất yếu. Một số khác, như loài nhện sống trong hang tối, không có mắt. Giống nhện săn mồi, như loài nhện nhảy hay nhện sói thì mắt rất tinh tường, có loài còn thấy được màu sắc.

Bắt mồi

Một số loài tích cực nhử mồi và có thể bắt con mồi với một quả bóng tơ dính; Những loài khác,hay là chờ ở khu vực hay qua lại của con mồi và trực tiếp tấn công chúng từ nơi phục kích.

Đặc điểm cấu tạo

 
Một con nhện nhân tạo

Cơ thể nhện gồm: phần đầu – ngực và phần bụng.

Cấu tạo ngoài của nhện gồm kìm, chân xúc giác, chân bò, khe thở, lỗ sinh dục, núm tuyến tơ.

Đôi kìm có tuyến độc: bắt mồi và tự vệ

Đôi chân xúc giác (phủ đầy lông): cảm giác về khứu giác và xúc giác

4 đôi chân bò: di chuyển và chăng lưới

Phía trước là đôi khe thở: hô hấp

Ở giữa là một lỗ sinh dục: sinh sản

Phía sau là các núm tuyến tơ: sinh ra tơ nhện

Tập tính

Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)

Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:

– Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.

– Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi

– Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian

– Nhện hút dịch lỏng ở con mồi