Tra Cứu Bệnh Cây

BỆNH KHẢM TRÊN CÂY TRỒNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Posted On Tháng Một 11, 2019 at 10:26 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BỆNH KHẢM TRÊN CÂY TRỒNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Tên khoa học: Mosaic virus

Đối tượng cây trồng bị hại: Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, dưa, khoai tây, vừng, đậu…

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh khảm trên cây trồng:

– Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

– Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Điều kiện khô và nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút phát triển gây hại cho cây trồng.

– Bệnh lây lan qua côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn…; qua cơ giới như dụng cụ lao động, qua hạt giống.

– Mật độ côn trùng chích hút càng cao thì tỉ lệ cây bị bệnh xoăn lá càng nhiều.

– Bệnh thường gây hại ở giai đoạn cây ra hoa kết trái trở về sau.

Triệu chứng gây hại của bệnh khảm Mosaic virus trên cây trồng:

Bệnh khảm trên cây ớt

Bệnh khảm trên cây ớt

Triệu chứng bệnh khảm trên cây trồng do virus

Triệu chứng bệnh khảm trên một số cây trồng khác do Virus

Triệu chứng khảm (virus) trên thân lá và trái dưa hấu, dưa leo

Triệu chứng khảm (virus) trên thân lá và trái dưa hấu, dưa leo

– Bệnh thường làm lá đọt non nhỏ, (xoăn) xoắn lại, lá bị mất màu, lốm đốm vàng không phát triển, lóng ngắn, cây trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, đọt bị sượng, cây bị chùn lại, cây phát triển chậm, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít trái, trái nhỏ và vặn vẹo (dị dạng) và có vị đắng. Cuối cùng cây có thể bị chết.

– Bệnh xuất hiện càng sớm thì càng thất thu năng suất.

Biện pháp phòng trừ bệnh khảm Mosaic virus trên cây trồng:

– Trồng  giống kháng bệnh hoặc Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.

– Bón phân đầy đủ, cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để tăng khả năng chống chịu được bệnh cho cây sinh trưởng tốt.

– Vệ sinh tay chân, dụng cụ (dao, kéo) trước và sau mỗi lần cắt tỉa cành.

– Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh để tránh lây lan

– Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút (bù lạch, rệp…) bằng thuốc thông dụng có hoạt chất Pymetrozin… như: Apfara, Siêu sát rầy, Thionova,…

– Phun thuốc đặc trị virus như: Elcarin, Sat 4SL,…

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033