Uncategorized

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH XÌ MỦ TRÊN LÁ DÂU TÂY

Posted On Tháng Một 12, 2019 at 7:10 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH XÌ MỦ TRÊN LÁ DÂU TÂY

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Tên khoa học: Xanthomonas fragaria

Bệnh xì mủ lá

1. Triệu chứng:

– Vết bệnh là những đốm nhỏ sũng nước ban đầu xuất hiện dưới bề mặt lá.

Bệnh xì mủ lá

– Lá có màu xanh tái khi đưa ra ánh sáng mặt trời. Sau đó các lá bị bệnh có thể bị khô héo và chết.

2. Quá trình nhiễm bệnh:

– Vi khuẩn lan từ cây này sang cây khác, từ lá già sang lá non do sự bắn toé nước khi trời mưa hoặc do tưới tiêu.

– Vi khuẩn xâm nhập qua cửa khí khổng của lá. Để nhận biết bệnh, vào sáng sớm lật mặt lá lên, ta có thể nhìn thấy chất dịch màu trắng như mủ chảy ra từ vết bệnh. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây.

3. Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng cây giống từ những vườn ươm sạch bệnh.

– Sau khi đã ngắt tỉa những lá bị bệnh phải tiến hành thu gom để tiêu huỷ hoặc đốt, chôn xa ruộng dâu để diệt trừ triệt để những mầm bệnh còn sót lại trên đồng ruộng.

– Hạn chế sử dụng hệ thống tưới phun mưa, sử dụng lớp phủ rơm cỏ khô để hạn chế sự bắn toé nước khi trời mưa, giữ cho ruộng dâu luôn khô ráo và có phương pháp tưới hợp lý (nếu có điều kiện nên áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt).

– Nếu thực hiện một cách nghiêm túc các biện pháp trên ta có thể khống chế bệnh một cách dễ dàng, ngay cả trong trường hợp cây bị nhiễm bệnh nắng.

– Khi cây đã bị bệnh, chúng ta sử dụng một số thuốc đặc trị vi khuẩn có các hoạt chất sau:

+ Cytosinpeptidemycyn (Sat 4SL).

+ Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5sL).

+ Chitosan (Chitosan 90SL).

+ Ningnamycin (NingnaStar 40SL).

+ Streptomycin Sulfate + Kasugamycin ( FamycinUSA 150SL)

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033