Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN CÂY HOA HỒNG

Posted On Tháng Một 14, 2019 at 2:05 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN CÂY HOA HỒNG

Mục Lục Bài Viết >>>

Tên khoa học: Marssonina rosae (Lib.) Died.

1. Triệu chứng bệnh

Đốm đen hoa hồng

Bệnh phổ biến nhất trên lá, thân cành, đài hoa, tràng hoa.

– Triệu chứng điển hình là các đốm đen hình tròn to, đường kính có khi tới 12mm.

–  Có viền nâu đậm, mép đâm tia, ở giữa vết bệnh có màu nâu xám và nhiều chấm đen nhỏ li ti là những ổ bào tử của nấm gây bệnh. Lá bệnh úa vàng, rụng hàng loạt.

2. Nguyên nhân gây bệnh

– Nấm Marssonina rosae (Lib.) thuộc họ Dermateaceae, bộ Helotiales, lớp Ascomycetes.

– Nấm gây bệnh có sợi nấm đa bào, khi già có màu nâu sinh ra các vòi hút nằm trong tế bào cây để ký sinh.

– Ổ bào tử nằm trên bề mặt mô bệnh trông giống như những chấm đen nhỏ.

– Bào tử hình bầu dục, 2 tế bào, không màu, kích thước 18 – 25 x 5 – 6 micromet

– Nấm có thể sinh trưởng ở phạm vi nhiệt độ 15 – 27 độ. Bào tử nảy mầm xâm nhiễm thuận lợi nhất ở nhiệt độ 18 – 20 độ C, không nảy mầm ở nhiệt độ cao 33 độ. Bào tử nấm truyền lan nhờ gió, nước mưa hoặc bám dính trên côn trùng để truyền đi xa, xâm nhiễm dễ dàng qua vết thương cơ giới.

3. Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh

– Bệnh phát sinh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ ấm áp 15 – 17 độ, ẩm độ cao 85%, lá ẩm ướt có vết sây sát nhẹ.

– Bệnh phát triển mạnh trên những vườn trồng trũng thấp, ứ đọng nước, nhiều cỏ dại ẩm ướt, kém thông thoáng hoặc ruộng trồng không tỉa cành lá, tưới nước ngập rãnh,…

– Bệnh phá hại nặng trên các giống hoa hồng đế sen Đà Lạt, Thái Lan, hoa hồng đỏ Pháp, và 1 số giống khác.

– Bệnh hại quanh năm nhưng phát triển gây hại mạnh nhất từ tháng 9 đến tháng 12. Cây già 3 năm tuổi bệnh nặng hơn cây 1 – 2 tuổi.

4. Biện pháp phòng trừ

– Chọn lọc trồng một số giống hồng có tính chống chịu bệnh.

– Vệ sinh và chăm sóc tốt vườn trồng: kịp thời tỉa cành, không để cành quá dài, ngắt lá bệnh và dọn sạch để tiêu hủy, tạo cho vườn cây thông thoáng.

– Diệt trừ cỏ dại, khơi rảnh, thoát nước tốt, tránh để đọng nước sau mưa.

– Hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón phân hữu cơ, phân lân và kali.

– Khi bệnh đã phát sinh có thể phun phòng trừ bệnh bằng 1 trong các loại thuốc sau:

+ Defenoconazole (Score 250EC, Super Tank 650WP)

+ Propiconazole (Picoraz 490EC)

+ Thiodiazole copper (Longbay 20SC)

+ Fosetyl Aluminium (Forliet 80WP)

+ Hexaconazole (Anvil 5SC).

+ Prochloraz (Picoraz 490EC)

+ Zineb (Zineb Bul 80WP).

+ Chlorothalonil (Daconil 75WP).

+ Thiophanate-methyl (hoạt chất này đã bị cấm) (Topsin M 70WP ).

Tư vấn kỹ thuật: 0933.067.033