CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY KHOAI TÂY
HomeUncategorizedCÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY KHOAI TÂY
Uncategorized
CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY KHOAI TÂY
Posted On
Tháng Một 17, 2019
at 4:29 sáng
by lovetadmin / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HÉO XANH (HÉO TƯƠI, HÉO RŨ, CHẾT ẺO) TRÊN CÂY KHOAI TÂY
Tác nhân gây héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo):
Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới.
Quy luật phát sinh gây hại của bệnh:
Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. nguồn bệnh tồn tại rất lâu trong đất và củ bệnh.
Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua vết thương, lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.
Đây là bệnh nghiêm trọng và phổ biến gây hại cho khoai tây, làm giảm năng suất và chất lượng củ khoai tây.
– Bệnh gây hại khoai tây ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng nặng nhất là vào giai đoạn khoai tây hình thành củ.
– Thường ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng, có thể héo từng cành, bó mạch hóa nâu chứa dịch nhờn màu trắng đục;
– Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn.
Cây khoai tây bị bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo)
– Củ bị bệnh, ở phần cuối củ hay mắt củ có dịch hơi nhầy màu trắng, sau chuyển thành màu trắng ngà, đục như sữa, nếu bị nặng củ sẽ bị thối nhũn, bóp nhẹ sẽ thấy sủi bọt, chất dịch có mùi hôi. Khi bổ củ thấy có một vòng nâu sẫm hoặc nâu đen ở ngoại bì.
Biện pháp phòng trừ bệnh héo xanh (héo tươi, héo rũ, chết ẻo) Pseudomonas solanacearum trên cây khoai tây:
– Biện pháp canh tác:
+ Sử dụng giống khoai chịu bệnh,
+ Chọn và thải loại kỹ các củ giống mang bệnh ngay trước khi trồng;
+ Luân canh được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bệnh héo xanh cho khoai tây cũng như cho các cây họ Cà khác. Không trồng khoai tây hoặc các cây cùng họ trong vụ tiếp theo như cây cà chua, thuốc lá, cà các loại.
+ Sử dụng củ giống để từ cây sạch bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng bởi vì đó là nguồn lây lan bệnh trên đồng ruộng.
+ Ruộng trồng khoai tây tốt nhất là bằng phẳng hoặc bố trí theo băng, có rãnh thoát nước vì vi khuẩn sẽ lây lan theo dòng nước trong đất, khi tưới hoặc mưa. Thường đất pha cát, nghèo dinh dưỡng bị bệnh nặng hơn các chân đất khác.
+ Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân ủ) để tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
– Biện pháp hóa học:
Sử dụng luân phiên một số loại thuốc sau để phòng trừ bệnh như: