Uncategorized

BIỆN PHÁP DIỆT TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA

Posted On Tháng Ba 14, 2019 at 8:30 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BIỆN PHÁP DIỆT TUYẾN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Tên khoa học: Ditylenchus angutus

tuyến trùng hại thân lúa

1. Triệu chứng bệnh

– Trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, tuyến trùng gây hại tạo ra các vết bệnh làm trắng lá và từ phần đọt bông hoặc gốc lá trở lên.

– Vết bệnh trên lá hoặc đọt bông chuyển sang màu xanh nâu, sau thành nâu thẫm và xoắn lại.

– Lá non xoắn và không trỗ thoát, thậm chí bị phá hủy, phần phía dưới chun xuống trông giống vết sâu năn.

2. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

– D. Angutus là loài ngoại ký sinh, sử dụng thức ăn ở các bộ phận cây còn non. Ở giai đoạn mạ, có thể tìm thấy tuyến trùng xung quanh phần ngọn mới phát triển của lúa, trên đất trũng có thể tìm thấy chúng ở tất cả các bộ phận của cây.

– Giữa vụ: tuyến trùng trú ngụ ngay trên gốc rạ khi nước ruộng đã khô cạn, các mô bẹ hoặc lá bệnh, chúng có thể hoạt động mạnh trên các chồi chét trên gốc rạ, cây lúa mọc tự nhiên ngoài ruộng hoặc lúa dại và nhiều cây ký chủ khác.

– Tuyến trùng hoạt động trở lại trong nước sau 7 – 15 tháng nhưng có thể không xâm nhiễm vào cây, số lượng tuyến trùng giảm đi sau thu hoạch lúa và chúng có thời gian qua đông giữa các thời vụ.

– Ở điều kiện ngập úng, tuyến trùng mất khả năng hoạt động ít nhất là 4 tháng, song trên đất nhiễm tuyến trùng để khô trong 6 tuần thì vết bệnh xoắn ngọn chỉ xuất hiện sau cấy lúa 2 tháng.

– Ở Việt Nam, hiện nay với sự chuyển đổi cơ cấu giống lúa thì hàng loạt các giống lúa lai nhập nội và trong nước đã xuất hiện trở lại triệu chứng do tuyến trùng D. Angutus thuộc nhiều tỉnh thành. Các giống như Q5, Khang mằn, Tạp giao 1, Tạp giao 5, Khang dân,…. trồng phổ biến ở nhiều vùng miền Bắc Việt Nam bị nhiễm trùng.

3. Biện pháp phòng trừ

– Đốt tàn dư sau thu hoạch ở những chân ruộng bị nhiễm nặng.

– Sử dụng cây luân canh không phải là ký chủ của loài D. Angutus. Chọn đất không nhiễm tuyến trùng để gieo mạ. Tránh để gốc rạ trên đồng ruộng mọc lúa chét, lúa mọc hoang và cỏ dại ngăn chặn sự tồn tại và phát triển lây lan sang vụ sau.

– Không tưới nước theo rãnh, hoặc mương máng chảy tràn làm lây lan nguồn tuyến trùng trên ruộng lúa.

– Sử dụng các loại thuốc để phòng ngừa tuyến trùng. Các loại thuốc đã có hiệu quả phòng trừ như: Cabofuran, Mocap, Monocrotophos, phenazine, ..