Cây hút canxi vào dưới dạng Ca+2. Theo các tài liệu thì Ca đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn. Ca làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây.
Không những vậy, khi cây hút nhiều Ca sẽ giúp hàm lượng đạm Nitrat (N03-) giảm xuống, giúp cho các vi sinh vật rễ phát triển thuận lợi, điều tiết mạnh mẽ quá trình trao đổi chất của tế bào.
Có thể thấy, Ca là cầu nối trung gian cho các thành phần hóa học của chất nguyên sinh và duy trì cân bằng tỷ lệ các cation và anion trong tế bào, cũng như hạn chế xâm nhập của các chất K+, Mg+2, Na+, NH4+.
Ca làm giảm tính thấm nước của tế bào, nhưng lại làm tăng thoát hơi nước. Khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của các chất như Fe, Al, Cu, và Mn…, giúp giảm độ chua trong đất.
Tổng kết, Ca có hai chức năng chính khi được bón vào đất:
+ Thứ nhất giúp khử độc để nâng pH của đất lên.
+ Thứ hai, khi pH đã được cải thiện, chất độc giảm, bộ rễ có điều kiện phát triển thì khả năng hút nước và chất khoáng của bộ rễ được tăng cường, giúp cho cây thêm khỏe mạnh.
Canxi lấy từ đâu?
Vỏ trái đất chứa khoảng 3,64% canxi nhưng do nguồn gốc đá mẹ, địa hình khác nhau và nhiều quá trình như mưa, bão, gió… và phương thức canh tác của con người mà hàm lượng canxi trong từng loại đất, từng vùng khác nhau.
Ca trong đất mất đi bằng nhiều con đường, nên sau 1 – 2 vụ trồng trọt, hàm lượng Ca giảm xuống rất rõ, nên phải cung cấp Ca cho cây.
Canxi có trong:
+ Đá vôi nguyên chất chứa 54,7 – 56% CaO;
+ Đá vôi lẫn Dolomít chứa 42,4 – 54,7% CaO;
+ Đá vôi Dolomit hóa chứa 31,6 -42,4% CaO;
+ Thạch cao (Gypsum) chứa 56% CaO (Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao thì có thể bón trực tiếp được nhưng thường bón như dạng bón lót);
+ Vỏ ốc, sò, san hô chứa 40% CaO (nếu dùng đá vôi hay vỏ sò, vỏ ốc, san hô … cần phải nung kỹ, tạo thành CaO mới bón);