Uncategorized

CÁC LOẠI PHÂN LÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN

Posted On Tháng Năm 26, 2019 at 10:29 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁC LOẠI PHÂN LÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

1. Phân lân Supe Photphat

1.1 Supephotphat đơn:

Chứa 14 – 20% P2O5

Quá trình sản xuất xảy ra 1 giai đoạn bằng cách cho bột photphoric hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.

Supe Lân Lâm Thao và Supe lân trung quốc

Supe lân Lâm Thao và Supe lân trung quốc

Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:

+ Supe Lân Lâm Thao (Supe photphas và hóa chất Lâm Thao)

+ Supe Lân Long Thành (Phân bón Miền Nam)

+ Supe Lân Lào cai (Apromaco)

+ Supe Lân Đức Giang (Lào cai)

So sánh đặc tính của Supe Lân và Lân nung chảy

SUPE LÂN

LÂN NUNG CHẢY

 – Có tính Axit

– Không thích hợp với đất chua

– Tan trong nước, cây trồng hấp thụ được ngay

– Bổ sung Ca2+ cho cây

 – Có tính kiềm

– Thích hợp với đất chua

– Không tan trong nước, chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài

– Bổ sung cả Ca2+ và Mg2+

1.2 Supephotphat kép – TSP: chứa 40 – 50% P2O5

Quá trình sản xuất xảy ra 2 giai đoạn: Dùng axit sunphuric để điều chế axit photphoric sau đó axit photphoric tiếp tục tác dụng với photphoric hoặc apatit tạo thành supe lân kép.

Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:

+ Supe Lân kép Đức Giang (Lào cai)

2. Phân lân nung chảy: chứa 13 – 16% P2O5

Lân nung chảy

Hình ảnh lân nung chảy

Để sản xuất phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp quặng apatit (hay photphoric) với đá xà vân (thành phần chính là magiê silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000 độ C trong lò đứng.

Sản phẩm nóng chảy từ lò đi ra được làm nguội nhanh bằng nước để khối chất bị vỡ thành các hạt vụn, sau đó sấy khô và nghiền thành bột.

3. Phân Ammoni photphate:

3.1. Phân MonoAmon photphat (MAP): Chứa 10% (N), 50% P2O5hh

3.2. Phân DiAmonphotphat (DAP): Chứa 15- 18% (N), 44 – 46% P2O5hh

Phân DAP và MAP

Phân DAP và MAP trung quốc

Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân.

Phosphate đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng.

Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt.

Phân là loại dễ sử dụng. Thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.