Uncategorized

ĐẠM SULFATE (ĐẠM SA) LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT ĐẠM SULFATE?

Posted On Tháng Năm 31, 2019 at 4:27 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở ĐẠM SULFATE (ĐẠM SA) LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT ĐẠM SULFATE?

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Phân đạm sulfate là muối của hydroxit amoni và axit sulfuric, công thức[(NH4)2SO4. – Nhận biết: Đây là một loại phân kết tinh màu trắng, có hàm lượng đạm nguyên chất khoảng 20 – 21% N. Ngoài N phân còn chứa S,…

Phân đạm sulfate là muối của hydroxit amoni và axit sulfuric, công thức[(NH4)2SO4.

Nhận biết:

Đây là một loại phân kết tinh màu trắng, có hàm lượng đạm nguyên chất khoảng 20 – 21% N. Ngoài N phân còn chứa S, thích hợp cho cây trồng ưa lưu huỳnh, hay các chân đất thiếu lưu huỳnh.

Bón vào đất, sẽ diễn ra quá trình biến đổi: gốc amioni được keo đất hấp thu. Gốc sulfate được tạo thành muối sulfate mới như: CaSO (ở đất giàu canxi), H2SO4 (ở đất chua).

Như vậy sản phẩm phân giải đạm sulfate thường tạo nên một lượng axit H2SO4 tự do, nên phân này có tính chua sinh lý. Về nguyên lý, phân này phù hợp với đất kiềm, đất phát triển trên sản phẩm đá vôi.

Bón cho đất chua cần kết hợp bón vôi khử chua trước lúc bón đạm sulfate thì hiệu quả cao hơn.

Phân đạm SA này thích hợp cho các vùng chuyên canh, đất thiếu lưu huỳnh như cà phê trên đất đỏ bazan, lúa trên đất bạc màu.