Uncategorized

NHẬN DIỆN VỀ HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU KEO MÙA THU

Posted On Tháng Sáu 2, 2019 at 4:45 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở NHẬN DIỆN VỀ HÌNH THÁI, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH GÂY HẠI CỦA SÂU KEO MÙA THU

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?
  1. Mục Lục Bài Viết >>>

    Đặc điểm hình thái:

Tên khoa học: Spodoptera frugiperda.

Tên Việt Nam gọi là Sâu keo mùa Thu.

– Trưởng thành (12-14 ngày) có chiều dài cơ thể 1,6-1,7 cm, sải cánh 3,7-3,8 cm, con cái dài hơn con đực. 

+ Con đực:Chiều dài cơ thể là 1,6 cm và sải cánh 3,7 cm. Phần cánh trước lốm đốm (nâu nhạt, xám, rơm), có màu vàng rơm trên 3/4 diện tích và màu nâu sẫm trên một phần tư diện tích. 

+ Con cái: Chiều dài cơ thể là 1,7 cm và sải cánh 3,8 cm, có vết đốm màu nâu sẫm hoặc xám), cánh có màu rơm với rìa màu nâu sẫm. Mỗi con cái đẻ khoảng 1.000 trứng.

– Trứng (2-10 ngày):Được đẻ thành khối ở mặt dưới của lá, mỗi ổ có 150-200 trứng. Quả trứng có dạng hình cầu, đường kính 0,75 mm, mới đẻ có màu xanh, khi sắp nở chuyển sang màu nâu nhạt.

– Ấu trùng (sâu non: 14-21 ngày) có 6 tuổi, có màu xanh nhạt đến nâu sẫm với các sọc dọc thân. Ở tuổi thứ sáu, ấu trùng dài 3-4 cm. Khi mới nở, chúng có màu xanh với các vạch và đốm màu đen, và khi chúng lớn lên, chúng vẫn giữ được màu xanh lá cây hoặc chuyển màu nâu và có các vạch đen và đường xoắn ốc màu đen. Nếu mật độ cao và thiếu thức ăn chúng có màu đen. Ở tuổi lớn, chúng có vệt hình chữ Y ngược màu vàng trên đầu, vây lưng màu đen với lông cứng dài và bốn đốm đen được sắp xếp trong một hình vuông trên phần bụng cuối cùng. 

Nhộng (9-13 ngày)  nằm trong kén mỏng trong đất hoặc bẹ lá, dài 1,3-1,7 cm (tùy theo con đực và con cái), có màu nâu sáng bóng.

  1. Tập tính gây hại:

 Đây là loài sâu đa thực, có thể gây hại rất nhiều loại cây trồng và cỏ dại, trong đó hại mạnh trên lúa, ngô, dong riềng, mía…

 Ấu trùng thường phát sinh gây hại mạnh vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu.

Khi sâu non mới nở, chúng ăn phần biểu bì mặt dưới của lá, sau đó ăn tập trung trên các phiến lá, để lại các gân lá. Sâu tuổi lớn hơn có thể cắn ngang cây (đối với ngô, lúa non) hoặc ăn trụi lá của ký chủ. Đối với các cây trưởng thành thường bị tấn công vào các đỉnh sinh trưởng và các cấu trúc sinh sản ( mầm chồi, hoa, quả, hạt…).  Ở mật độ cao, khi hết thức ăn sâu non tuổi lớn có thể di trú, phát tán theo đàn hoặc tập trung trên những đám cỏ hoang./.

 Hướng dẫn này được đăng tải trên trang web của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lào Cai (bvtvlaocai.vn).

                              Phạm Quốc Cường – Chi cục Trồng trọt và BVTV Lào Cai