Phòng trừ bệnh hại do nấm Phytophthora spp. trên cây sầu riêng
Cây sầu riêng có nguồn gốc từ Malaysia và Indonesia. Hiện nay, sầu riêng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Philippines…; trong đó Thái Lan là nước sản xuất sầu riêng nhiều nhất với khoảng 50 – 60% sản lượng sầu riêng toàn thế giới.
Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp theo là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Tổng diện tích sầu riêng cả nước ta hiện nay hơn 47.000 ha. Riêng tỉnh Đồng Nai trồng khoảng hơn 4.000 ha và diện tích đang tăng rất mạnh, tập trung tại một số huyện như Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,…
Được mệnh danh là “King Fruit” – “trái cây Vua”, sầu riêng là cây ăn trái mang lại giá trị kinh tế rất cao trong những năm gần đây, với mỗi hecta trồng sầu riêng có thể thu về cho nhà nông từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.
Do lợi nhuận mang lại cao nên đa số nhà nông đều khai thác tối đa năng suất cây trồng, nên những năm gần đây dịch hại trên cây sầu riêng gây hại ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong số dịch hại đó, bệnh hại do nấm Phytophthora sp. gây hại phổ biến và ngày càng khó phòng trị hơn. Nấm Phytophthora sp. tấn công từ rễ, gốc, thân, cành đến trái và lá, gây thối rễ – vàng lá, nứt thân chảy nhựa và thối trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, tuổi thọ cây trồng.
1. Bệnh vàng lá thối rễ sầu riêng:
Bệnh do nấm Phytophthora spp. tấn công phần rễ non làm vỏ rễ hư, có mùi thối đặc trưng, vỏ rễ dễ tuột ra khỏi lõi rễ. Tuyến trùng hại rễ cũng tạo điều kiện cho nấm dễ xâm nhập vào trong rễ cây. Nấm tiết ra độc tố làm thối rễ hoặc tắc mạch dẫn làm hư rễ.
Khi rễ bị hư, cây không hấp thụ được nước và dinh dưỡng dẫn đến lá vàng, rụng và chết dần. Thường thì lá già rụng trước rồi đến các lá non phía trên.
Biện pháp phòng bệnh: Mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa sử dụng 500g Eddy 72WP + 500g Hợp Trí Super Humic pha cho 200 lít nước tưới vào vùng rễ cây sầu riêng sau khi dọn hết vật phủ bên trên và xới nhẹ tránh làm đứt rễ. Tùy vào độ lớn tán cây mà tưới từ 5 -15 lít nước thuốc.
Biện pháp trị bệnh: Khi thấy trong vườn có một vài cây bị bệnh thì tiến hành tưới thuốc cho cả vườn, lặp lại lần 2 sau đó 10 -20 ngày. Nếu kiểm tra hoặc xác định trong vườn có tuyến trùng hại rễ thì khi tưới 500ml Eddy 72WP + 500ml Carbosan25EC/200lít nên kết hợp thêm 200ml Hợp Trí Organo Forge/200 lít để rễ cây sớm phục hồi và kích ra nhiều rễ tơ mới.
2. Bệnh nứt thân chảy nhựa
Bệnh nứt thân chảy nhựa thường xuất hiện trên thân, rễ chính và cành chính, nhất là những bộ phận gần và tiếp xúc với mặt đất. Tác nhân là nấm Phytophthora palmivora gây hại. Bào tử sống trong vùng ẩm ướt xung quanh gốc, trong mương tưới và có roi bơi. Mầm bệnh từ đây có thể lây lan lên cả cây thông qua nước tưới, côn trùng, nước mưa hay dụng cụ làm vườn…
Ban đầu vết bệnh trên vỏ là những đốm màu nâu đen rỉ nhựa ướt, nặng dần bệnh làm nứt vỏ và chảy nhiều nhựa nâu đỏ. Phần vỏ và gỗ bên dưới chỗ bị bệnh bị chuyển màu hồng nhạt, nâu tím, bó mạch bị thâm đen. Bệnh nặng cây sẽ rụng lá, khô cành và chết dần.
Biện pháp phòng trị:
- Không để vườn rậm rạp, tạo thông thoáng, dọn sạch cỏ xung quanh gốc; bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai mục; xẻ rãnh thoát nước tốt.
- Không nên trồng xen với những cây mẫn cảm với bệnh như đu đủ, ca cao.
- Phủ gốc để không làm tăng độ ẩm quá cao khi mưa dầm.
- Hàng năm nên dùng Norshield 86.2WG pha đậm với liều 50g/1 lít nước, quét hoặc phun lên thân, cành gần mặt đất (từ 1 mét – 1,5 mét tính từ mặt đất) để tiêu diệt rong rêu và ngăn chặn bào tử nấm xâm nhập vào bên trong. Lưu ý, trước khi quét hoặc phun gốc, để thuốc được bám dính tốt và tránh hao phí nên làm ẩm bằng cách phun nước vào phần gốc trước khi xử lý 1 giờ.
- Khi phát hiện có vết bệnh thâm đen, nứt thân chảy nhựa thì dùng dao bén gọt nhẹ phần vết bệnh rồi quét Eddy 72WP (50g/ 1 lít nước) xử lý lần thứ nhất. Sau 5 – 7 ngày, xử lý quét lại lần thứ hai bằng Norshield 86.2WG (50 g/ 1 lít nước). Nếu bệnh nặng thì kết hợp tiêm thân bằng Hợp Trí Kali-Phos với liều 40 – 60ml/cây pha tỷ lệ 2 nước 1 thuốc.
3. Bệnh thối trái:
Tác nhân do nấm Phytophthora palmivora gây hại, làm thối đít trái, phần hông trái và gần cuống.
Vết bệnh đầu tiên là đốm nhỏ có màu hơi đen, sau đó lớn dần có màu đen xám, bệnh làm hư hại phần thịt trái rất nhanh, làm thịt trái bị nhũn ra, có mùi tanh và chua lẫn lộn. Bệnh nặng làm thối cả trái, có nhiều sợi nấm màu trắng bao phủ vết bệnh.
Biện pháp quản lý: Không trồng dày, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng, bón ít phân đạm, bón nhiều phân hữu cơ, hạn chế sử dụng chất kích thích tăng trưởng.
- Giai đoạn trái nhỏ phun phòng bệnh 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 15-20 ngày bằng thuốc trừ bệnh Eddy 72WP (500g/200 lít), trong mùa mưa nên phun nhặt hơn 10-15 ngày/lần.
- Giai đoạn trái lớn, khoảng 1-1,5 tháng trước thu hoạch thay đổi thuốc bằng Phytocide 50WP + Hợp Trí Kali-Phos (150g + 500ml/200 lít), phun 2-3 lần cách nhau 10-15 ngày/lần.
- Chú ý: trong giai đoạn nuôi trái nên luân phiên sử dụng Bud Booster 200g/ 200 lít, Seniphos 400ml/ 200 lít, Hợp Trí Casi 250ml/ 200 lít để giúp trái mau lớn nhưng vỏ xanh chắc, ít nứt gai, ít bệnh và cơm vàng, ít sượng
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn
?Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
?Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng