Chat hỗ trợ
Chat ngay
ÂU-ĐỤC-QUả-cây-có-múi
Cây Ăn Quả

GIỚI THIỆU SÂU ĐỤC VỎ TRÁI GÂY HẠI CHO QUẢ BƯỞI

Posted On Tháng Hai 25, 2022 at 11:03 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở GIỚI THIỆU SÂU ĐỤC VỎ TRÁI GÂY HẠI CHO QUẢ BƯỞI

Tên khoa học: Prays citri

Họ: Yponomeutidae

Bộ: Lepidoptera

Đặc điểm hình thái và gây hại của sâu đục vỏ trái Prays citri

Thành trùng là một loài bướm có kích thước rất nhỏ, mầu xám, chiều dài sải cánh khoảng 8mm. Ấu trùng có mầu xanh.

 

Vòng đời sâu đục vỏ trái

 

Trong điều kiện tự nhiên trứng được đẻ trên bông và trái non. Sau khi nở, ấu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục quả gây hại muộn, quả không rụng nhưng bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm. Sâu gây hại nhiều giai đoạn quả non, quả có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất là trên cây bưởi. Chúng chỉ gây hại ở lớp vỏ quả, không hại phần thịt quả (múi, tép bưởi)

Trong điều kiện tự nhiên trứng được đẻ trên bông và trái non. Sau khi nở, ấu trùng đục vào trong phần vỏ của trái, ăn phá phần vỏ trái. Sâu xâm nhiễm gây hại từ khi quả còn rất nhỏ, vết đục tạo nên những u sần trên quả, nếu bị nặng quả sẽ rụng. Nếu sâu đục quả gây hại muộn, quả không rụng nhưng bị biến dạng bởi những u sần làm giảm giá trị thương phẩm. Sâu gây hại nhiều giai đoạn quả non, quả có vỏ dày như bưởi, cam sành, cam mật nhưng gây hại phổ biến nhất là trên cây bưởi. Chúng chỉ gây hại ở lớp vỏ quả, không hại phần thịt quả (múi, tép bưởi).

Sau khi hoàn thành giai đoạn phát triển, Sâu chui ra ngoài, kéo một lớp tơ mỏng làm kén và hóa nhộng trong kén trên những lá gần nơi trái bị đục hoặc ngay cả trên trái. Trong điều kiện tự nhiên, P. citri thường bị các loại sinh vật ký sinh và ăn mồi tấn công như: Ageniaspis fuscicollis, Nemorillamaculosa, Metaseiulus occidentalis, Bacillus thuringiensis.

Biện pháp quản lý sâu đục vỏ trái Prays citri

– Tỉa cành tạo tán sau khi thu hoạch để vườn thông thoáng, kết hợp bón phân vun đất để diệt nhộng.

– Phát hiện sớm thời gian bướm bắt đầu đẻ trứng hoặc khi sâu mới gây hại trên quả vừa hình thành.

– Thu gom quả bị nhiễm còn trên cây và quả đã rụng, ngâm trong nước vôi nồng độ 1% ít nhất 24 giờ để diệt sâu non.

– Bao trái khi trái to bằng trái chanh.

– Nuôi thả kiến vàng để diệt trứng sâu đục quả và sâu non.

– Phun các hoạt chất Emamectin, Lufenuron hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)… trừ sâu non ở giai đoạn trước nở hoa và giai đoạn quả non.

Nguồn: syngente.com.vn

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

?Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

?Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng