nứt-thân-xì-mủ-cây-có-múi
Cây Ăn Quả

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ THỐI TRÁI GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Posted On Tháng Hai 25, 2022 at 2:52 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở GIỚI THIỆU VỀ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ THỐI TRÁI GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?
Tên khoa học: Phytophthora sp.

Tên gọi khác: nứt gốc, thối cổ rễ, thối rễ, chảy nhựa, chảy gôm…

Thông tin chung về bệnh chảy mủ, thối trái Phytophthora sp.

Điều kiện phát triển bệnh

– Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, nhất là các chùm quả khuất trong tán lá. Các vết cắn phá của côn trùng trên quả tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhiễm và phát triển.

– Bệnh thường gây hại nặng vào mùa mưa cho những vườn canh tác lâu năm, thường xuyên bị ngập úng, điều kiện vệ sinh vườn kém, mật độ trồng dày, ít được bón phân hữu cơ…

– Mật số nấm Phytophthora trong đất thông qua việc nhiễm trên bộ rễ mềm, khi gặp điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao thích hợp, những nang bào tử sẽ phóng thích bào tử động có hai roi, bào tử này thường bị hấp dẫn bởi những chất tiết ra từ những rễ non. Chúng nhiễm vào chóp rễ, nhiễm dần vào vỏ rễ và từ từ sẽ nhiễm toàn bộ.

– Nấm Phytophthora sp. phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 16 đến 32oC, ẩm độ không khí từ 80 đến 95%, nhất là trong mùa mưa. Tuy nhiên, ở nhiệt độ dưới 10oC hay trên 35oC nấm ngừng phát triển.

Sự lưu tồn của nấm gây bệnh

Nấm Phytophthora sp. thường lưu tồn trong đất dưới dạng bào tử vách dầy chúng có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Ngoài ra, sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bả thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi.

Nguồn bệnh và lây lan

– Từ nguồn bệnh ban đầu khi gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì bào tử vách dầy có khả năng sinh sản động bào tử và chúng có thể bơi lội trong nước tự do đến vị trí rễ và lông hút để gây hại nhờ có 2 lông roi. Từ các vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay bị lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan rất nhanh trong vườn và trong cùng khu vực.

– Ngoài ra, con người và côn trùng như mối, kiến nguồn cây giống cũng là những phương tiện góp phần làm lây lan và phát tán nguồn bệnh.

Bệnh chảy mủ, thối trái trên cây có múi

Triệu chứng của bệnh chảy mủ, thối trái trên cây có múi

– Trên cổ rễ, trên thân: Ban đầu, vết bệnh làm cho vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng. Sau đó khô, nứt dọc và chảy mủ, vỏ cây bong ra, phần gỗ nằm bên dưới chỗ bị bệnh bị thối nâu, vết bệnh cứ lan rộng dần ra xung quanh, lan xuống đến cả bộ rễ, bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối rất dễ bị tuột ra khỏi rễ (nhất là rễ con). Do không hút được nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần, không mọc được lá non, các cành vượt và cả cành lớn bị chết dần, cây bị xơ xác, dần dần cả cây bị chết. 

(A) Chảy mủ trên cành cây có múi do nấm Phytopthora; (B) Chảy mủ trên thân; (C); (D) Thối trái do nấm Phytophthora sp. (nguồn syngenta.com.vn)

– Trên trái: Bệnh còn làm cho trái bị thối nhất là những trái ở thấp gần mặt đất. Bệnh gây hại trên trái già (đạt kích thước tối đa) và những trái ở trong tán cây. Bệnh làm cho trái bị mất màu từ rốn trái lan dần lên trên, lúc đầu vết bệnh như bị úng nước, sau đó có màu  xám đen. Vào sáng sớm hoặc những ngày có ẩm độ cao và trời âm u, phần trái bị bệnh có lớp tơ màu trắng phủ trên vết bệnh. Khi vết bệnh lan chiếm 1/3 đến 1/2 diện tích trái trái sẽ rụng.

Biện pháp quản lý bệnh chảy mủ, thối trái trên cây có múi

– Dùng gốc kháng bệnh như cam chua, cam 3 lá…

– Với cây ghép, vị trí ghép cần cách mặt đất 3-4 tấc để hạn chế nấm bệnh xâm nhiễm.

– Trồng với mật độ hợp lý. Bón cân đối N-P-K và tăng cường phân hữu cơ Không nên tủ cỏ sát gốc vào mùa mưa.

– Vệ sinh sạch sẽ vùng gốc, không tủ cỏ rác rơm rạ, cỏ xung quanh gốc, không tạo vết thương cơ giới cho vùng rễ và vùng thân gần gốc.

– Tỉa cành tạo tán, làm cỏ vườn tạo điều kiện thông thoáng cho vườn. Thoát nước cho vườn trong mưa lũ.

– Thu gom các trái bệnh đem tiêu hủy để tránh lây lan.

– Cần lên liếp cao, đắp mô và có hệ thống tưới tiêu hợp lý ở những vùng đất dễ bị ngập úng.

– Khi phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng thuốc có hoạt chất Metalaxyl để phun xịt lên cây và tưới gốc.

– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiệu trên trái, 7-10 ngày/ lần. Những cây đã bị thối ở vỏ, thân, gốc thì dùng dao cạo sạch vết bệnh, rồi quét lên đó dung dịch thuốc có hoạt chất Metalaxyl hoặc các loại thuốc Ridozeb 72WP, Mancozeb 80WP, Gekko 20SC, Ridozeb 72WP… Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ tái sinh.

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

?Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

?Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng