Chat hỗ trợ
Chat ngay
RỆP-SÁP-CÂY-CÓ-MÚI
Cây Ăn Quả

GIỚI THIỆU VỀ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Posted On Tháng Hai 25, 2022 at 2:05 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở GIỚI THIỆU VỀ RỆP SÁP GÂY HẠI TRÊN CÂY CÓ MÚI

Tên khoa học: Pseudococcus spp.

– Trứng hình bầu dục nhỏ màu trắng trong, trứng được đẻ thành bọc, trong bọc các trứng xếp chồng lên nhau, phía ngoài bọc có lớp sáp bông trắng bao phủ. Rệp sáp hại dứa thường đẻ trứng ở phía chân các lá già, cổ rễ sát thân cây.

– Rệp non lúc mới nở có màu xám, nhỏ bằng con mạt, sau lần lột xác thứ nhất chuyển sang màu hồng nhạt, chưa có sáp trắng bao phủ, hoạt động nhanh nhẹn. Sau nở khoảng 7 – 1 ngày gần đuôi hình thành hai tua áp dài, sau đó các tua khác dần dần hình thành, trên cơ thể bắt đầu có áp trắng bao phủ và từ đó chúng di chuyển chậm chạp và thường tìm các nơi kín đáo để sinh sống.

Rệp sáp sinh sản rất nhanh, có thể sinh sản theo kiểu đơn tính và lưỡng tính. Con đực có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Rệp cái đẻ trứng thành từng ổ, một con cái đẻ khoảng 300 – 400 trứng, tỷ lệ nở của trứng khá cao khoảng 80% trở lên. Rệp sáp đẻ trứng sớm, sau khi nở khoảng 20 – 25 ngày (tuổi 3) là rệp sáp bắt đầu đẻ trứng, từ khi bắt đầu đẻ đến lúc ngưng đẻ và chết là khoảng 20 – 30 ngày.

Rệp sáp phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm, thiệt hại phổ biến trong mùa khô hanh khi cây bị thiếu nước do rệp tập trung phá hại ở phía gốc cây và cuống quả.

Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển mạnh. Trong điều kiện có nhiều cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để kiến trú ngụ mang rệp lây lan.

  • Côn trùng sống cộng sinh với Rệp sáp: 

Rệp sáp ít di chuyển, phần lớn nhờ vào một số loài kiến tha đi (kiến hôi, kiến cao cẳng…).

Ngoài ra, chúng còn là môi giới truyền virus gây ra bệnh héo đỏ lá dứa, một bệnh rất quan trọng ở các vùng chuyên canh dứa

Rệp sáp hại cây có múi

Rệp sáp gây hại ở đọt non, lá non, hoa, trái…và cả rễ cây có múi. Trong quá trình sống rệp bài tiết nhiều đường mật, làm môi trường cho nấm bồ hóng phát triển. Nếu mật độ cao, gây hại nặng, rệp có thể làm cho rễ cây bị hư thối, cây bị suy kiệt, bộ lá vàng úa và chết.

– Xử lý hố trước khi trồng với Diazinon hay Carbofuran. Những cây bị chết do rệp sáp hại, trước khi trồng lại cần xử lý hố.

– Trong mùa khô cần tưới đủ ẩm cho cây, diệt kiến xung quanh gốc và kiểm soát rệp sáp ở những bộ phận phía trên mặt đất.

– Do cơ thể của rệp được phủ một lớp sáp nên phải sử dụng những loại thuốc có tính xông hơi hay nhũ dầu như Dầu khoáng hay hỗn hợp Dầu khoáng với Pymetrozin… để phun hay tưới vào đất xung quanh bộ rễ.

– Nếu đất trong vườn khô có thể dùng xà beng chọc một số lỗ trong diện tích hình chiếu của tán cây, với độ sâu khoảng 20-40cm. Sau đó pha thuốc tưới đầy các lỗ vừa chọc và lấp kín đất lại.

– Nếu đất vườn ẩm ướt có thể dùng cào sắt xới lớp đất mặt dưới tán cây, sâu khoảng 5-7cm rồi rải thuốc. Cào nhẹ trộn thuốc xuống dưới để thuốc bốc hơi diệt rệp.

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH 

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

❇️Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn

?Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

?Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

⭕️Link web :https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

⭕️Link youtube :https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng