EXTRA
Cây Lúa

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA HIỆU QUẢ NHẤT – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Năm 5, 2022 at 3:18 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH KHÔ VẰN GÂY HẠI TRÊN CÂY LÚA HIỆU QUẢ NHẤT – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

 

Bệnh khô vằn còn được gọi là bệnh đốm vằn là một loại bệnh quan trọng trên cây lúa vì bệnh thường xảy ra và gây thiệt hại khá nặng đến năng suất lúa.

Nguyên nhân:

Bệnh khô vằn gây ra bởi một loại nấm.

Nấm phát triển trên cây lúa, gây hại cho cây lúa và lưu tồn lại trong rơm rạ, trong đất sau khi thu hoạch chủ yếu dưới dạng những hạch nấm.

Ngoài ra nấm còn lây truyền sang nhiều loài cỏ dại. Từ đó truyền bệnh sang vụ sau.

Bệnh khô vằn thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn lúa làm đòng đến trổ và ngậm sữa.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh xuất hiện sớm hơn, ngay cả trong giai đoạn cuối đẻ nhánh.

Triệu chứng của bệnh:

Đầu tiên xuất hiện những vết bệnh màu xám xanh hình bầu dục trên bẹ lúa, lúc đầu nhỏ, sau lớn dần và nhiều vết bệnh phát triển giao nhau tạo thành những vết bệnh vằn vện trên bẹ lúa.

Khi gặp điều kiện thích hợp thì các vết bệnh này phát triển lên trên các lá lúa.

Vết bệnh trên lá lúa không có hình dạng nhất định và có màu xanh đậm.

Quan sát kỹ trên vết bệnh có thể thấy có mạng sợi nấm màu trắng như mạng nhện lan tỏa ra xa khỏi vết bệnh 2-3 cm.

Khi ruộng bị nhiễm nặng thì khi quan sát cả đám ruộng thấy có những chòm lúa bị vàng, gần giống như hiện tượng cháy rầy.

Sau khi phát triển và gây hại, nấm bệnh hình thành những hạch nấm có hình tròn, hơi dẹp, màu nâu, nhỏ bằng hạt cải.

Các hạch này rơi xuống nước, trôi trong nước và lây bệnh cho những cây lúa khác.

Hạch nấm có thể sống rất lâu trong đất, rơm rạ.

Đây là yếu tố lây truyền bệnh sang vụ sau.

 

 

 

KHÔ-VẰN-HẠI-LÚA

 

 

Bệnh làm cho bẹ lúa và lá lúa bị cháy khô, bông bị lép lửng. Nếu bị nhiễm nặng sẽ làm giảm năng suất rất lớn.

Để phòng trừ bệnh khô vằn, cần phải áp dụng các biện pháp tổng hợp như sau:

1/ Không gieo cấy những giống dễ nhiễm nặng với bệnh này. Hiện nay không có giống kháng bệnh khô vằn nhưng có một số giống nhiễm nặng nên loại bỏ.

2/ Gieo cấy mật số vừa phải, không gieo sạ quá dày vì gieo sạ dày làm cho bệnh đủ điều kiện phát sinh và lây lan nhanh.

3/ Không bón phân đạm quá nhiều mà cần bón cân đối giữa phân đạm, phân lân và kali. Càng bón phân đạm cao thì bệnh càng xuất hiện sớm và lây lan nhanh.

4/ Cuối vụ lúa cần làm vệ sinh đồng ruộng để loại trừ những mầm móng bệnh lưu tồn lại vụ sau. Đốt rơm rạ, cày diệt lúa chét và làm sạch cỏ dại trong ruộng cũng như ven bờ sẽ giảm bớt mức độ nhiễm bệnh cho vụ sau.

5/ Diệt cỏ trong ruộng lúa để hạn chế bệnh lây lan trong ruộng vì một số cỏ dại cũng là ký chủ của bệnh khô vằn.

6/ Cày lật sâu để chôn vùi các hạch nấm, để các hạch nấm không tiếp xúc được với cây lúa.

7/ Diệt các cỏ dại trong các mương rạch, ao hồ trong vùng, nhốt là diệt các đám lục bình vì cây lục bình là ký chủ thích hợp của nấm.

8/ Dùng thuốc để trừ bệnh khi bệnh chớm xuất hiện. Có thể dùng các thuốc sau :

 

THUỐC TRỪ BỆNH CYTHALA 75WP – EXTRA

 

 

EXTRA

 

 

 

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

THUỐC BVTV _ PHÂN BÓN_HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp