Chat hỗ trợ
Chat ngay
PHẤN-TRẮNG-BẦU-BÍ
Cây Bầu Bí

CÁCH PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG, GIẢ SƯƠNG MAI HẠI CÂY RAU HỌ BẦU, BÍ – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Sáu 7, 2022 at 2:14 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÂN BIỆT VÀ PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG, GIẢ SƯƠNG MAI HẠI CÂY RAU HỌ BẦU, BÍ – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

 

Đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được gần 800 ha rau, đậu vụ Xuân, trong đó cây rau họ bầu bí ước khoảng trên 100 ha (bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp,…). Hiện bầu bí trà sớm đang để quả – phát triển quả; đại trà phát triển thân lá – ra hoa; có nơi đang trồng – cây con.

 

 

 

PHẤN-TRẮNG-BẦU-BÍ

Triệu chứng bệnh phấn trắng ban đầu

 

PHÂN-TRẮNG-2

Triệu chứng bệnh phấn trắng lá bị bệnh nặng

 

 

Thời điểm này bệnh phấn trắng và bệnh giả sương mai đang phát sinh, gây hại mạnh trên các vùng trồng rau họ bầu bí. Nhằm giúp nông dân có thêm kiến thức để phòng trừ hiệu quả 2 đối tượng này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Thủy giới thiệu cách phân biệt và biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai hại rau họ bầu bí, cụ thể như sau:

 

 

 

PHẤN-TRẮNG-3

 

Triệu chứng bệnh phấn trắng (Mặt trên của lá)

 

1. Bệnh phấn trắng (do nấm Erysiphe cichoarcearumgây ra).

          – Bệnh gây hại trên lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kỳ cây con.

          – Ban đầu trên lá xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng (vàng lợt), dần dần được bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn (thấy rõ hình thành các đám bào tử màu trắng) sau đó bao phủ hết cả phiến lá.

          – Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, nâu, lá bị khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng, lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.

2. Bệnh giả sương mai (do nấm Pseudoperonospora cubensisgây ra).

          – Bệnh hại các bộ phận lá, thân, quả, nhưng nhưng phổ biến nhất là trên lá.

          – Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt nằm dọc theo gân lá, vết bệnh hình đa giác hoặc bất định. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (ẩm độ cao, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh có lớp phấn mịn màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng).

          – Bệnh nặng, lá bị biến dạng, bị khô, rách, dễ gãy, uốn cong lên và thường rụng sớm, cây phát triển kém.

 

 

GIẢ-SƯƠNG-MAI-BẦU-BÍ

Triệu chứng vết bệnh giả sương mai (Mặt trên của lá)

 

 

3. Cách phân biệt bệnh phấn trắng và bệnh giả sương mai.

          – Đối với bệnh phấn trắng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau và không bị giới hạn bởi gân lá). Đối với bệnh giả sương mai, vết bệnh thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá.

          – Bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Đối với bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá (khi nhìn phía trên mặt lá xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ).

4. Đặc điểm phát sinh, lây lan, gây hại.

          – Cả 2 bệnh đều phát sinh, lây lan, gây hại mạnh ở nhiệt độ 20-240C và ẩm độ không khí cao.

          – Bệnh lây lan nhờ dòng nước, gió hoặc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe.

          – Ký chủ chính của bệnh là cây họ bầu bí như: Bầu, bí, dưa chuột, dưa hấu, mướp,… Nấm bệnh tồn tại trong tàn dư cây bệnh hoặc ký chủ phụ.

 

 

GIẢ-SƯƠNG-MAI-BẦU-BÍ-MẶT-SAU

 

Triệu chứng vết bệnh giả sương mai (mặt dưới của lá)

 

 

5. Biện pháp quản lý.

          – Chọn giống có khả năng kháng bệnh. Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng những loại thuốc đặc hiệu.

          – Trồng mật độ hợp lý, không trồng quá dày.

          – Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tỉa nhánh, bấm ngọn, ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy. Dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

          – Lên luống cao, thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trên ruộng. Thực hiện tưới rãnh là chủ yếu, nếu tưới nước mặt luống không nên tưới vào buổi chiều tối.

          – Luân canh, không trồng liên tục trên một ruộng trong nhiều vụ những cây cùng họ bầu bí.

          – Đối với những ruộng bị bệnh:

          + Tạm dừng bón đạm hoặc phun phân bón lá có chứa đạm hay chất kích thích sinh trưởng.

          + Sử dụng một số loại thuốc sau: Zom 50WP, Map Green 3SL, 6SL; Bactecide 20SL; Mataxyl 500WG, Score 250EC; Topsin M 70WP; Anvil 5SC,… để phun trừ bệnh phấn trắng.

          + Sử dụng một trong các thuốc sau: Aliette 80WG; Mataxyl 500WP; Daconil 500SC, 75WP; Ridomil Gold 68WG hoặc hỗn hợp thuốc Kasumin 2L + Cabrio Top 600WDG hay Kasumin 2L + Polyram 80DF để phun trừ bệnh giả sương mai.

GIẢ-SƯƠNG-MAI-3

 

Triệu chứng vết bệnh giả sương mai (Mặt dưới của lá)

          + Có thể sử dụng các loại thuốc khác nằm Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam đăng ký trừ bệnh phấn trắng hoặc bệnh giả sương mai hay bệnh sương mai. Phun theo hướng dẫn in trên nhãn thuốc.

+ Những vườn bệnh nặng cần phun kép 2 lần, lần 1 cách lần 2 từ 3-5 ngày, những ruộng phun xong gặp mưa cần tiến hành phun lại.

                                                         

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

THUỐC BVTV _ PHÂN BÓN_HẠT GIỐNG_ DỤNG CỤ NÔNG NGHIỆP

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp