TẨY SẠCH KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Bệnh thối nhũn trên cây thanh long là một trong những bệnh gây hại quan trọng, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bệnh gây hại quanh năm, ở cả giai đoạn kiến thiết lẫn giai đoạn kinh doanh cho trái ổn định, thậm chí, có vườn còn bị ảnh hưởng tới 70-80% do không được quản lý bệnh tốt. Do đó bà con cần chú ý tới những đặc điểm của bệnh và các biện pháp phòng trừ để hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh thối nhũn trên cây thanh long.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH
Bệnh do vi khuẩn Erwinia chrysanthemi gây ra.
Bệnh thối nhũn trên cây thanh long xuất hiện quanh năm, nhất là vào điều kiện nóng ẩm như là mùa mưa. Bệnh thường tồn tại trong tàn dư thực vật có trong vườn hoặc trên cành, hoa hay trái bệnh không được tiêu hủy đúng cách. Bệnh lây lan qua gió, nước mưa hoặc qua côn trùng.
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Trên cành, phần mô mềm chuyển từ màu xanh sang màu vàng, úng nước và thối rữa. Vết bệnh phát triển kéo dài ra xung quanh vị trí bị xâm nhiễm, làm cành nhánh bị thối rữa hoàn toàn và có mùi hôi khó chịu, cành chỉ còn lại phần lõi gỗ bên trong. Phần lõi gỗ này sẽ dần khô gãy.
Trên hoa và trái non, nụ hoa và trái có vết bị thối nhũn, có bọt khí nổi trên bề mặt vết bệnh, vết bệnh nhanh chóng lan rộng làm thối cả trái, gây mùi hôi và có dịch màu nâu vàng chảy ra.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH
Không sử dụng cành nhánh ở những cây bị bệnh để làm giống.
Trồng thanh long với mật độ vừa phải, không quá dày để vườn có độ thông thoáng nhất định. Bà con cần chú ý đến việc đào mương rãnh để thoát nước, tránh ngập úng vào mùa mưa.
Sau mỗi đợt thu hoạch cần tiến hành vệ sinh vườn, thu gom những cành nhánh, bông và trái bị nhiễm bệnh tiêu hủy, dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật có trong vườn.
Rải vôi bột khử trùng và phun thuốc phòng ngừa sau khi tiến hành cắt tỉa cành để làm giảm áp lực bệnh cho vườn thanh long.
Trong quá trình chăm sóc, bà con hạn chế việc tạo ra vết thương cơ giới cho cây để tránh sự xâm nhiễm của vi khuẩn gây bệnh.
Bón phân cân đối và hợp lý, hạn chế bón thừa đạm. Bà con nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, hữu cơ vi sinh để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu lại sâu bệnh hại.
Bà con nên rút râu sau khi hoa nở (3-4 ngày sau khi hoa nở vào mùa nắng, 2-3 ngày vào mùa mưa), sau đó phun thuốc phòng ngừa mầm bệnh xâm nhiễm qua vết thương khi rút râu. Giai đoạn nụ hoa sau 14-20 sau khi nở và 7-10 sau khi rút râu là giai đoạn mẫn cảm với bệnh thối nhũn, bà con cần lưu ý.
SẢN PHẨM ĐỀ XUẤT XỬ LÝ BỆNH THỐI NHŨN TRÊN CÂY THANH LONG
TẨY SẠCH KHUẨN – THUỐC TRỪ BỆNH RORAI 21WP
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp