CÁCH DIỆT BỌ TRĨ HỮU HIỆU NHẤT – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch (tên khoa học: Stenchaetothrips biformis) là một loài bọ trong họ Thripidae.
Đặc điểm nhận biết:
Con trưởng thành nhỏ, dài 1–2 mm có màu đen, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Trưởng thành đẻ trứng rải rác trong mô lá. Trứng nhỏ mới đẻ màu trắng sữa, gần nở có màu vàng nhạt. Bọ trĩ non rất giống thành trùng nhưng không cánh màu vàng nhạt.
Chúng có thể sống đến 3 tuần.
Bọ trĩ hoạt động cả ban ngày và ban đêm, ban ngày chúng hoạt động tương đối nhanh nhẹn khi bị khua động chúng lẩn tránh sang lá khác hoặc giả chết rơi xuống đất.
Chúng ẩn lấp trong lá nõn hoặc các chót lá quăn do không ưa ánh sáng trực xạ. Khi trời râm mát chúng bò ra ngoài.
Dấu hiệu khi cây trồng bị tấn công:
Khi bọ trĩ chích hút ở mặt dưới lá sẽ làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống. Còn trên bông làm bông héo, đen bông, khô rồi rụng hàng loạt.
Nếu xảy ra trên trái sẽ làm trái bị xì mủ hoặc da sần sùi, nám (hay còn gọi là da cám), giá trị thương phẩm quả sẽ giảm, năng suất thấp.
Đối với cây thuộc nhóm bầu bí
Chích hút nhựa làm đọt non bị khô, lá xoăn vàng , ngọn dưa chùn lại và ngóc đầu lên (đầu lân), làm rụng hoa, trái không phát triển.
Bọ trĩ cùng với bọ dưa là môi giới truyền bệnh khảm.
Thời điểm xuất hiện:
Thông thường bọ trĩ hại xoài thường xuất hiện vào tháng Chạp hay tháng Giêng Âm lịch (tức tháng 1 – 2 Dương lịch).
Bọ trĩ thường tấn công cây trồng vào giai đẹp cây ra lộc non, lá non, giai đoạn đang ra hoa và trái non.
Cách phòng và trị bọ trĩ:
Tỉa cành cho thông thoáng để ánh sáng xâm nhập đều vào bên trong tán cây, tạo môi trường bất lợi nhằm hạn chế sự phát triển của bọ trĩ, vì bọ trĩ nhạy cảm với ánh sáng.
Bên cạnh đó nếu có thể, bà con thường xuyên dùng vòi phun áp lực cao phun nước lên cây để làm giảm mật độ bọ trĩ.
Vào giai đoạn xoài đang ra lá non, chồi, hoa, trái non… nếu mật độ bọ trĩ cao, bà con có thể luân phiên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau:
Đặc biệt, để tránh hiện tượng kháng thuốc nên luân phiên các loại thuốc hoá học có gốc khác nhau, có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 7 – 10 ngày. Nếu xoài đang ra bông nên hạn chế phun thuốc hoá học, nên chuyển sang các loại thuốc có nguồn gốc sinh học.
Bọ trĩ có sức kháng thuốc mạnh và mau quen thuốc, vì vậy cần dùng các thuốc có tác động tiếp xúc mạnh và phải luân phiên thuốc giữa các lần phun. Phun thuốc vào lúc sáng sớm khi cánh bọ trĩ còn ướt, dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao.
RANDIANT 60SC – THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC
SAFRICE 20WP – THUỐC TRỪ SÂU
THUỐC TRỪ SÂU KTEDO 85EC – HIỆU SIÊU SÂU 1102
SOMETHRIN 10EC – THUỐC TRỪ SÂU
MOTOX 5EC – THUỐC TRỪ SÂU
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp