HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH MẬT ĐỘ CÂY TRỒNG ( SỐ CÂY TRỒNG TRÊN DIỆN TÍCH ) – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Mật độ cây trồng là rất quan trọng trong nông nghiệp, mỗi cây trồng sẽ có cách canh tác khác nhau
Tính toán tối ưu coi như đã thành công một nửa, giúp tận dụng được hết nguồn lực. Giảm thiểu chi phí phát sinh do huy động vốn => nhanh thu hồi vốn đầu tư và có lãi.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, tư liệu sản xuất là đất đai, nguồn nước, khí hậu. Đặc thù sẽ khác nhau ở các vùng khác nhau, nên chỉ trồng được một số cây nhất định. Khi quyết định trộng một loại cây nào đó, hẳn các bạn đã tìm hiểu qua các đặc tính của chúng và cách trồng thích hợp nhất để cây có thể phát triển tốt và tiết kiệm chi phí.
Khó khăn khi trồng quá dầy
- Ảnh hưởng quá trình phát triển của cây: cây dễ bị còi cọc, chậm lớn, chậm ra hoa tạo quả.
- Phải chăm sóc nhiều => tốn kém công sức và tiền bạc.
- Trồng dầy sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển dễ lây lan ra cả vườn, khó cách ly xử lý nếu xảy ra trên diện rộng.
Khó khăn khi trồng quá thưa
- Gây lãng phí tài nguyên đất.
- Khó khăn khi chăm sóc.
- Không tận dụng được hết tài nguyên cây trồng, không tối ưu hiệu quả kinh tế.
Tùy loại cây trồng để áp dụng công thức tính mật độ cây trồng
Trong nông nghiệp có nhiều chủng loại cây giống
- Phân chia theo mục đích sử dụng ta có các loại như: cây giống ăn quả, cây giống ăn lá, cây giống dược liệu, cây lấy gỗ, hoa cây cảnh ….
- Phân chia theo thời gian thu hoạch ta có: cây lâu năm, cây ngắn ngày, cây 1 vụ, cây nhiều vụ.
- Mỗi loại cây ta lại có một cách tính và cách trồng khác nhau cho phù hợp.
Các loại cây dược liệu
- Thường có thân thảo mềm.
- Độ phủ tán không cao.
- Là cây leo hoặc cây bụi nhỏ nên khi trồng ta có thể trồng thành nhiều hàng với nhau trong cùng luống. Có thể trồng sát 2 bờ luống được.
Cây ăn quả
- Thường chỉ trồng 1 hàng trên 1 luống cây.
- Thường cây sẽ được trồng ở tâm luống do rễ của chúng phát triển rất mạnh đâm xuyên ra xung quanh. Nếu trồng gần bờ luống sẽ không đảm bảo.
Cách tính mật độ cây trồng cho hàng đơn
Đối tượng áp dụng
Hàng đơn thường áp dụng cho cây trồng ăn quả lâu năm như: giống cam, giống chanh, giống bưởi, vú sữa, hồng xiêm, xoài, mít, na, ổi, táo, ….
Thường trong kĩ thuật trồng của các loại này thì mật độ được ghi như nhau: a(m)x b(m)
Trong đó:
- a: khoảng cách giữa các cây.
- b: khoảng cách giữa các hàng.
- Thường b-a: là khoảng cách các rãnh xẻ thoát nước và đường đi khi chăm sóc.
Ví dụ: mật độ trồng ổi thích hợp là 3m x 4m thì ta hiểu: khoảng cách cây nọ cách cây kia là 3 m, khoảng cách hàng nọ cách hàng kia là 4m.
Hiệu khoảng cách 4m-3m=1m là độ rộng của rãnh thoát nước và đường đi lại trong quá trình chăm sóc thu hoạch.
Cách tính mật độ và số lượng cây cần trồng
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa, theo khối hình chữ nhật (thường là đất ruộng, hoặc đất ao cải tạo) thì ta áp dụng công thức tính số lương cây như sau
N = S/(a x b). Trong đó:
- N : tổng số cây cần trồng
- S: Diện tích đất trồng (m2)
- a: Khoảng cách cây cách cây(m)
- b: Khoảng cách hàng cách hàng (m)
Ví dụ: Mảnh đất 1 sào bắc bộ =360m2 muốn trồng cây chanh tứ quý. Mật độ trồng là 3mx4m. Hỏi cần bao nhiêu cây?
Trả Lời:
Giả giử mảnh đất trên có dạng hình chữ nhật: dài 90m rộng 40m
Số cây cần trồng = 360 /(3x 4) = 30 cây
Cách tính số lượng cây trồng cho hàng kép
Đối tượng áp dụng
Cây hàng kép thường áp dụng cho cây ngắn ngày, cây rau màu như ngô, đỗ, lạc, dâu tây các giống cây dược liệu như đinh lăng, ba kích, trà hoa vàng….
Do đây là cây thân bụi thấp, dạng rễ chùm ăn nông không phá luống đất được nên có thể trồng thành hàng đôi hoặc hàng 3 ngay mép luống được.
Các loại cây trồng này thường phải đánh thành luống. Độ rộng của luống bằng khoảng cách giữa các hàng. Giữa 2 luống sẽ có 1 rãnh nhỏ để di chuyển và thoát nước.
Loại này có mật độ trồng thấp khoảng cách giữa các cây thường từ 30-50 cm.
Cách tính số lượng cây cần trồng
Đối với diện tích trồng cây có hình dạng xác định theo thửa được tính theo công thức sau:
N = 2 * S / a(b+c).
Trong đó:
- N: tổng số cây cần trồng.
- S là diện tích trồng.
- a = khoảng cách cây cách cây trên cùng 1 hàng.
- b = khoảng cách giữa 2 hàng trên mỗi luống.
- c = khoảng cách giữa 2 hàng gần nhau ở 2 luống liên tiếp.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp