TISABE 550SC + AGRIFOS 480 – CẶP ĐÔI CHUYÊN TRỊ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY XOÀI – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
1. Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây:
* Trên lá:
+ Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già.
+ Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối.
+ Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn.
+ Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. + Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.
* Trên thân cành:
+ Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra.
+ Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.
* Trên hoa:
+ Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa.
+ Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.
* Trên quả:
+ Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả.
+ Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe.
+ Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Thuộc họ Melanconiaceae, bộ Menaconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colleterichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.
3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh
+ Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ tới 4oC, nhưng tối thích là 25-29oC.
+ Bề mặt mô bệnh ẩm ướt kéo dài có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, xâm nhiễm và sinh trưởng của C.gloeosporioides.
+ Bệnh thán thư xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm.
+ Bệnh hại mạnh nhất ở giai đoạn vườn ươm.
+ Trên vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn xung yếu của cây. Ở giai đoạn ra hoa mức độ hại là cao nhất.
+ Bệnh hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 7 trong năm do điều kiện ẩm độ không khí cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
+ Nguồn bệnh có thể tồn tại trong hạt, tàn dư cây bệnh, cây ký chủ phụ và lan truyền qua mưa, gió, nước tưới, côn trung… Sương mù đóng vai trò quan trọng trong làm tăng tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng.
4.Biện pháp phòng trừ
* Biện pháp canh tác:
+ Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm C.gloeosporioides là tác nhân gây bệnh có tính cơ hội. Do đó, việc tránh tổn thương cho cây có tâm quan trọng đặc biệt.
* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.
* Biện pháp hóa học:
Sử dụng cặp thuốc TISABE 550SC+ AGRI-FOS 480 để phòng trừ bệnh thán thư trên cây xoài.
Liều lượng: Pha 1 CHAI 240ML TISABE 550SC + 1 CHAI 500ML AGRI-FOS 480 với 200 lít nước, phun ướt đều cây trồng.
TISABE 550SC
AGRI-FOS 480
Khi thu hoạch xoài, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt đòi hỏi thao tác cẩn thận, tránh gây tổn thương.
Tổn thất do bệnh thán thư gây nên là rất lớn nên việc phòng chống bệnh thán thư trước và sau khi thu hoạch rất cần thiết đối với cây ăn quả có giá trị cao như cây xoài.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp