CẶP THUỐC ĐẶC TRỊ SÙNG ĐỤC CỦ KHOAI LANG ĐÃ KHÁNG CHAI 450ML VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Sùng khoai lang còn gọi là Bọ hà có tên khoa học là Cylas formicarius Fabricius thuộc bộ Coleoptera (Cánh cứng), họ Curculionidae (Vòi voi).
1. Phân bố ký chủ
Xuất hiện và gây hại quan trọng ở hầu hết các vùng trồng khoai trên cả nước, chúng thường xuyên gây hại nặng ở những vùng đất đai thường xảy ra khô hạn nứt nẻ.
2. Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái
a/ Thành trùng
– Dài từ 5-8 mm, thon dài, chân dài, giống như kiến, đầu có màu đen, miệng dài, mắt kép hình bán cầu hơi lồi ra hai bên đầu và râu đầu gồm 10 đốt.
– Phần ngực, đốt cuối râu và mắt sùng thường có màu đỏ, phần bụng và cánh có màu xanh đen bóng.
– Đốt cuối râu của sùng đực có hình ống dài, trong khi đó sùng cái có hình trứng.
– Ngực có chiều dài gấp đối chiều rộng, đốt đùi to. Thành trùng ít khi bay và chủ yếu di chuyển bằng cách bò vào thời điểm chiều mát và ban đêm.
– Lúc mới vũ hóa thành trùng có màu trắng và ở bên trong củ khoai lang từ 2-3 ngày,
– Đến khi cánh đủ cứng và cơ thể đủ mạnh thì sùng mới chui ra bên ngoài.
– Đến khoảng 6-8 ngày sau vũ hóa, thành trùng bắt đầu bắt cặp và sau 2-3 ngày đẻ trứng.
– Thành trùng sống khoảng 100 ngày và đẻ khoảng 200 trứng.
b/ Trứng sùng khoai lang
– Thành trùng cái có thể đẻ từ 2-4 trứng trong một ngày.
– Sùng cái đẻ rãi rác trong các lỗ đục nhỏ trên củ khoai lang.
– Sau khi đẻ trứng xong, sùng lắp lỗ đục lại bằng phân nên trứng rất khó bị phát hiện.
– Trứng được đẻ ở gần gốc dây khoai lang hoặc thành trùng lần theo kẽ nứt dưới đất chui xuống đẻ trứng trên củ khoai lang. Trứng nhỏ, bóng, hình bầu dục, chiều dài từ 0,5-0,7 mm. Giai đoạn ủ trứng từ 5-6 ngày vào mùa Hè và từ 11-12 ngày vào mùa Đông.
c/ Ấu trùng sùng khoai lang
Ấu trùng có dạng hình ống dài, hai đầu thon nhỏ. Đầu có màu nâu, thân có màu trắng, không chân, phần bụng chia đốt rõ ràng, cơ thể dài từ 5-8,5 mm.
Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 15-25 ngày.
Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ấu trùng.
Ở điều kiện nhiệt độ là 300C và 240C sự phát triển của ấu trùng khoảng 10 ngày và 35 ngày.
Nếu trứng được đẻ trên dây khoai lang thì sau khi nở, ấu trùng đục vào trong dây và phá hại, làm dây khoai tại vị trí đục bị dị dạng, phình to, chúng ăn chất dinh dưỡng và thải phân ngay trong đó.
d/ Nhộng sùng khoai lang
Nhộng dài trung bình 6,5 mm, lúc đầu nhộng có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám với mắt và chân đen hơn.
Vòi cúi gập phía mặt bụng, thời gian nhộng đến vũ hóa từ 4-10 ngày.
e/ Tập quán sinh sống và cách gây hại
– Các giai đoạn sinh trưởng của sùng khoai lang đều sinh sống trên ký chủ, cả ấu trùng và thành trùng đều gây hại trên củ và dây khoai lang.
– Thành trùng thường hiện diện ở mặt dưới lá, ăn biểu bì thân lá và bề mặt củ khoai lang tạo nên những lỗ thủng tròn nhỏ.
– Ấu trùng lớn lên đục thẳng vào bên trong củ tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo.
– Nếu bị sùng tấn công vào giai đoạn củ mới hình thành, củ sẽ không phát triển được, bị lép và giảm năng suất.
– Nếu bị sùng tấn công vào giai đoạn củ đã lớn, năng suất không giảm nhiều nhưng phẩm chất củ khoai giảm do phần thịt xung quanh đường đục bị chuyển sang màu tím, có mùi hôi và vị đắng.
– Củ khoai bị sùng tấn công có màu xanh đen, thường bị đắng và có mùi hôi hắc khó chịu do trong quá trình đục củ sùng đã tiết ra hợp chất terpen, cùng với sự gia tăng các hợp chất phenolic trong củ để phản ứng lại các sựu gây hại của sùng làm cho củ có vị đắng không ăn được.
3. Cách phòng trị
– Tiêu hủy tàn dư của khoai lang sau thu hoạch. Nếu có điều kiện nên cho nước vào ngập ruộng từ 1-2 tuần.
– Trước khi đưa củ khoai vào tồn trữ, bảo quản cần loại bỏ những củ đã bị nhiễm sùng để tránh lây lan cho củ khác.
– Trước khi trồng cần vệ sinh đồng ruộng sach sẽ.
– Không sử dụng dây khoai đã nhiễm sùng làm giống cho vụ sau.
– Khi khoai tao củ phải vụ luống phủ kín gốc khoai, không để củ lồi khỏi mặt đất. Thường xuyên tưới đủ ẩm cho luống khoai để đất không bị nứt nẻ, sùng không chui xuống củ đẻ trứng.
– Trước khi trồng có thể xử lý hom giống bằng cách ngâm vào dung dịch thuốc trừ sâu trong vòng 30 phút.
– Nên luân canh với cây trồng khác không phải là thức ăn của sùng.
– Khoảng 1 tháng sau khi trồng hoặc từ khi hình thành củ trở đi nếu phát hiện thấy thành trùng sống rãi rác trên ruộng khoai thì dùng thuốc trừ sâu FISAU SIÊU SÙNG 135EC + CYFITOX 300EC phun xịt định kỳ 7-10 ngày/lần.
SIÊU SÙNG FISAU 135EC – ĐẶC TRỊ SÙNG (HÀ) HẠI CÂY TRỒNG CHAI 450ML
SIÊU SÙNG 135EC – THUỐC TRỪ SÂU
– Trừ sùng, sâu keo hại khoai lang
– Trừ sâu cuốn lá; rầy nâu, nhện gié
– Trừ sâu đục bông, đục quả hại đậu
CYFITOX 300EC – ĐẶC TRỊ SÙNG(HÀ), SÂU ĐỤC THÂN, BỌ TRĨ, RỆP SÁP CHAI 450ML
CYFITOX 300EC – THUỐC TRỪ SÂU
– Trừ sùng, sâu keo hại khoai lang
– Trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh hại đậu
– Trừ sâu xanh, sâu hồng hại bông vải
* XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
BOWING 777 – ACTATAC 600EC ĐẶC TRỊ SÂU ĂN LÁ GÂY HẠI TRÊN CÂY KHOAI LANG
THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH HÉO XANH GÂY HẠI TRÊN CÂY KHOAI TÂY
BOWING 777 – ACTATAC 600EC ĐẶC TRỊ BỌ HÀ GÂY HẠI TRÊN CÂY KHOAI LANG
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp