Chat hỗ trợ
Chat ngay
THẦN-ĐÈN-DIỆT-KHUẨN-KHÔ-ĐẦU-LÁ-HÀNH
Uncategorized

BỆNH VÀNG KHÔ ĐẦU LÁ DO VI KHUẨN TẤN CÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Mười Hai 26, 2022 at 2:22 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở BỆNH VÀNG KHÔ ĐẦU LÁ DO VI KHUẨN TẤN CÔNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Tên khoa học: Stemphylium botryosum 

Bệnh khô đầu lá hành là một bệnh nguy hiểm đối với những cây thuốc họ hành tỏi ở nước ta hiện nay.

Bệnh có thể phát sinh và gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hành.

Nhưng thường gây hại mạnh từ khi hình thành củ đến khi thu hoạch (tháng 11, 12).

 

KHÔ-ĐẦU-LÁ-HÀNH

 

Triệu chứng bệnh khô đầu lá

Vết bệnh có hình bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng sau đó tâm vết bệnh chuyển thành màu nâu vàng trên nền trắng xám, sau từ 5 – 7 ngày gãy gục ở giữa và khô lụi.

Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20cm.

Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen.

Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ.

Nguyên nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển:

Bệnh do một nấm Stemphylium botryosum W gây nên. Ngoài tỏi, nấm còn hại trên nhiều loại cây trồng khác như: hành, súp lơ, khoai tây, cà chua,…

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện trời âm u, nhiều sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 22-25oC. Giai đoạn hành, tỏi hình thành củ (từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 2) là giai đoạn cây dễ mắc bệnh nhất.

Biện pháp:

Để hạn chế tác hại của bệnh, cần áp dụng một cách đồng bộ và hợp lý những biện pháp trong quy trình quản lý dịch hại tổng hợp, sau đây là một số biện pháp chính:

– Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, loại bỏ tàn dư.

– Làm đất kỹ để xử lý hiệu quả mầm bệnh

– Lên luống cao, để có thể thoát nước tốt mỗi khi có mưa dài ngày hoặc sau khi tưới nhiều nước.

– Những vùng thường bị bệnh gây hại nặng, nên trồng những giống có khả năng chống chịu với bệnh tốt

– Không nên trồng quá dầy, tùy theo đặc tính của giống mà trồng với mật độ vừa phải hợp lý.

– Bón phân cân đối và hợp lý giữa đạm, lân và ka li.

– Tưới vừa đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều nước làm ruộng luôn trong tình trạng ẩm ướt. 

– Thường xuyên ngắt bỏ những bộ phận đã bị bệnh gây hại nặng, đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan.

– Kiểm tra ruộng hành thường xuyên, ngăn chặn bệnh phát triển sớm.

+ Phòng bệnh hoặc phun khi bệnh chớm xuất hiện: Dùng sản phẩm THẦN ĐÈN DIỆT KHUẨN 

+ Liều lượng : Pha 20-25g cho bình 25 lít, 200g/phuy 200 lít. Thời gian cách ly: 7 ngày

 

 

THẦN-ĐÈN-DIỆT-KHUẨN-KHÔ-ĐẦU-LÁ-HÀNH

 

* XEM THÊM BÀI VIẾT  KHÁC: 

 

GIỚI THIỆU VỀ BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY CÓ MÚI

 

 

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM VI KHUẨN TRÊN CÂY CÀ CHUA

 

BIỆN PHÁP ĐẶC TRỊ BỆNH ĐỐM NÂU GÂY HẠI TRÊN CHANH DÂY

 

BỆNH RỈ SẮT GÂY HẠI TRÊN CÂY MAI VÀNG NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai 

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp