Chùm lá non trên ngọn chuyển vàng, lá mỏng thì đây là triệu chứng thiếu lưu huỳnh.
Thiếu lưu huỳnh thường xảy ra ở cà phê kiến thiết cơ bản, vườn cà phê kinh doanh ít bị thiếu do nhà vườn thường có sử dụng phân SA hay NPK có chứa lưu huỳnh.
Khi lá non vàng nhưng gân lá còn xanh, chùm lá non ngắn, xù ra và không nở lớn được thì đây là biểu hiện thiếu kẽm.
Khi thiếu kẽm, cành dự trữ không phát triển được, cây còi cọc, năng suất và chất lượng đều thấp và năm sau rất khó có năng suất do cành không phát triển được.
Vai trò của lưu huỳnh đối với cây trồng:
– Khác với Ca và Mg, 2 nguyên tố cây trồng lấy đi ở dạng cation, S được hấp thu cơ bản ở dạng anion sunphat (SO42-).
+ S có thể xâm nhập vào lá cây từ không khí ở dạng khí sunphur dioxit (SO2).
+ S là một phần của tất cả các tế bào và tham gia cấu thành 2 trong 21 amino axit để tổng hợp protein.
– Các chức năng khác của S trong cây như sau:
* Giúp tăng cường hoạt động của enzim và vitamin;
* Thúc đẩy hình thành nốt sần để cố định N ở các cây họ Đậu;
* Trợ giúp sản xuất giống;
* Cần thiết cho hoạt động của diệp lục (clorophyl) để hấp thu năng lượng ánh sáng mặc dù không là bộ phận cấu thành clorophyl; trong quá trình quang hợp S cần thiết để hấp thu CO2 để tạo thành đường có sự hoạt động của coenzim có chứa S.
Đường là sản phẩm tổng hợp đầu tiên của quá trình quang hợp nhưng quá trình hình thành này xảy ra dưới tác động trực tiếp của S và đường – đây là quá trình hình thành tinh bột trong cây.
* Tham gia trong một số hợp chất hữu cơ để cho đặc tính riêng của cây tỏi, hành, mù tạc.
* Tham gia quá trình hình thành dầu. S là nguyên tố tham gia cấu trúc của các coenzim và các vitamin B và H. Vitamin H (biotin) cùng với tổ hợp các enzim để hình thành 3 coenzym chứa S. Các coenzyme này rất cần thiết để tổng hợp các axit béo trong cây.
Hiệu lực của S để tăng hàm lượng dầu trong hạt của một số cây như sau: Lạc tăng 11,3%, mù tạc – 6,0%, vừng – 2,9%, đậu tương -9,2% và hướng dương – 3,8%.