Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

HOẠT CHẤT IMIDACLOPRID LÀ GÌ?

Posted On Tháng Năm 9, 2019 at 2:28 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở HOẠT CHẤT IMIDACLOPRID LÀ GÌ?

Mục Lục Bài Viết >>>

Imidacloprid thuốc lưu dẫn, tác động lên dây thần kinh giao cảm, ức chế quá trình truyền tải thông tin về thần kinh trung ương. Thuốc trừ được nhiều loại sâu miệng chích hút.

Imidacloprid (công thức hóa học C9H10CLN5O2) 96%: 136 g. Độ độc bởi vòng Pyridin có gắn với nguyên tử Clo & và dị vòng Azo 5 cạnh, có độ độc cao với côn trùng, diệt trừ sâu, bướm, rầy, rệp, nhện…cả các loài đã kháng thuốc, được sử dụng nhiều trong nước & rộng rãi trên thế giới với các cây trồng như lúa, mì, cà phê, chè, mía, bông v.v…

Imidacloprid lần đầu tiên đươc công bố vào năm 1986. Nó được sử dụng rộng rãi ở Mỹ  từ năm 1996 nhằm thay thế cho các loại thuốc nhóm chlor và lân hữu cơ, nhóm Carbamat và nhóm Pyrethroid. Được coi là thuốc BVTV thế hệ thứ tư sau các nhóm thuốc trên.

Imidacloprid là một trong những loại hoạt chất có phổ sử dụng rộng rãi nhất. Nó được dùng để trừ hầu hết các loại sâu hại trong nông nghiệp, sâu hại trong lâm nghiệp, trừ mối, …. Tuy nhiên, Imidacloprid không có hiệu lực với tuyến trùng và nhện hại.

Imidacloprid được sử dụng trên lúa, ngô, khoai tây, rau các loại, cây có múi, các loại cây ăn quả khác,…. 

Ở Pakistan, để trừ sâu đục thân ngô (Chilo partellus), người ta xử lý ngô giống bằng Confidor® (Imidacloprid) và Actara® (Thiamethoxam). Hiệu lực cao hơn hẳn so với phun bằng Deltaphos® (Triazophos 200g /Deltamethrin 12g a.i./l) hoặc rải thuốc hạt Furadan® (Carbofuran). Mức độ gây hại của sâu đục thân khi sử dụng Confidor® đạt 97.3%. Còn Actara® cũng đạt 88% (Manzoor Ahmad Mashwani, Farman Ullah, Shahid Sattar, Sajjd Ahmad và Muhammad Anwar Khan. Department of Plant Protection, Agricultural University; Peshawar – Pakistan).

Trên thuốc lá, khi sử dụng Imidacloprid để xử lý lý giống với lượng 2.45 and 4.9 g a.i /kg hạt giống thì có thể hạn chế các loại bọ trĩ, rầy xanh, bọ cánh tơ, bọ phấn. Mặt khác, Imidacloprid (Gaucho) dường như có hiệu lực cao hơn hẳn Thiamethoxam (Cruiser và Actara) sau hai tuần xử lý (Lobna T.M. Zidan. Central Agricultural Pesticide Laboratory, Agricultural Research Center, Dokki, Giza, Egypt).

Phương thức sử dụng đối với Imidacloprid rất đa dạng. Có thể tưới vào đất (Ảnh 1 – 3), tiêm vào thân cây (Ảnh 4 – 5), phun lên vỏ cây (Ảnh 6 – 7) (Theo Dan Herms. Department of Entomology. The Ohio State University Ohio Agricultural Research and Development Center Wooste), phun – rải như các dạng dung dịch và dạng hạt khác, dùng xử lý hạt giống.

  Ảnh 1.
  Ảnh 2 – 3.
  Ảnh 4 – 5.
  Ảnh 6.
  Ảnh 7.

Khi sử dụng trên, Imidacloprid được hấp thụ qua rễ và được vận chuyển từ từ lên ngọn cây theo mạch xylem. Trên những cây thân gỗ, nó mất từ 30 đến 60 ngày để lên tới ngọn (tùy theo chiều cao, tán cây lớn hay bé) và dẫn truyền đến tận từng lá với liều lượng đủ diệt côn trùng gây hại. Nó còn được dẫn truyền đến phấn hoa, mật hoa. 

Thông thường, để diệt sâu đục thân các loại cây thân gỗ thì người ta thường sử dụng biện pháp phun các loại thuốc khi sâu mới nở trước khi chúng kịp đục lỗ chui vào thân cây.

Tuy nhiên, dựa vào đặc tính lưu dẫn mạnh nên khi tưới dung dịch thuốc trừ sâu có hoạt chất Imidacloprid xung quanh gốc thì hiệu lực của thuốc có thể kéo dài đến 12 tháng (mặc dù chỉ cần thực hiện một lần trong năm).

Tùy thuộc vào sự phát triển của cây mà hiệu lực của thuốc có thể bắt đầu từ tuần đầu sau phun hoặc sau ba tuần –  đối với cây to (University of Nebraska-Lincoln).

Sâu vẽ bùa – Phyllocnistis citrella – thường hại trên cam chanh quýt, bưởi,… Sâu non gặm biểu bì lá non tạo thành những đường ngoằn nghèo.

Hình 1. Vết hại trên lá. Hình 2. Sâu non. Hình 3. Trưởng thành.

Hình 4. Cành non bị hại nặng.     Hình 5. Bẫy trưởng thành.

Để phòng trừ người ta có thể dùng các biện pháp canh tác (chế độ dinh dưỡng, thu dọn tàn dư,..), bảo  vệ các loại thiên địch, đặt bẫy bả (hình 5) và dùng các loại thuốc hóa học. Các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên như Azoxytrobin, Azadirachtin hay Spinosad có hiệu lực cao và an toàn cho các loại ký sinh. Tuy nhiên, dư lượng tồn dư kéo dài và thường phải phun nhắc lại nhiều lần sau 7 – 14 ngày.

Ví dụ như Spinosad tối thiểu cũng cần phun đến 6 lần trong năm. Các loại thuốc hóa học có phổ diệt sâu rộng như Carbaryl, Pyrethroid,… thường không được khuyến cáo sử dụng vì chúng quá độc với  thiên địch. Điều này dễ làm cho các loại sâu hại như bướm trắng, các loại sâu họ cánh vẩy và các loại khác bùng phát (UC IPM Online – University of California Agriculture & Natural Resouces). 

Imidacoprid được sử dụng bằng cách tưới vào gốc có thể kéo dài hiệu lực của thuốc tới 1 – 3 tháng. Biện pháp này chỉ cần sử dụng một lần trong năm. Imidacloprid bảo vệ lá không bị sâu hại trong suốt quá trình nảy lộc từ mùa xuân đến đầu đông. Vì phải mất từ 1 – 2 tuần thuốc mới được rễ hấp thu và vận chuyển lên ngọn nên lưu ý cần triển khai trước khi cây bắt đầu nảy đợt lộc non đầu tiên. Sử dụng biện pháp này tránh được tác động xấu của Imidacloprid đối với ong.

Ở Nepal, người ta nhận thấy Imidacloprid 17.8% SL với liều lượng 1.0ml/L nước hoặc Thiomethoxame 25% WG với liều lượng 1.0g/L nước phun 5 lần với khoảng cách 15 ngày/lần cho hiệu lực cao trừ sâu đục thân hại xoài. (Sudeep Kumar Upadhyay, Bedanand Chaudhary & Bibek Sapkota. Regional Agricultural Research station, Tarahara, Sunsari, Nepal).

Imidacloprid được sử dụng với liều lượng cực thấp (nanogam = 10-3 gam) nên thường được sử dụng với lượng 50 – 150g a.i/ha.

Do có tính lưu dẫn mạnh nên một vấn đề cần đặt ra là trong việc sử dụng Imidacloprid đối với những cây trồng thụ phấn phải nhờ côn trùng (ví dụ ong). Để tránh tác động của thuốc đến ong người ta cần xác định thời gian sử dụng tránh thời kỳ ra hoa, giảm sử dụng thuốc ở mức tối thiểu cũng như chỉ sử dụng khi không còn giải pháp nào khác (By Laura Jesse. Plant & Insect Diagnostic Clinic).

Cũng giống như các hoạt chất của nhóm Neonicotinoid như Thiacloprid, Acetamiprid, Clothianidin, Dinotefuran, Nitenpyram và Thiamethoxam, Imidacloprid rất ít độc với động vật máu nóng.

Mức dư lượng tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):

Táo: 0.5; Chuối 0.05; Đậu tương: 2.0; Cải xanh: 0.5; Bắp cải: 0.5; Súp lơ: 0.5; Cây có múi: 1.0; Cà phê hạt: 1.0; Dưa chuột: 1.0; Cà tím: 0.2; Xà lách: 2.0; Xoài: 0.2; Các loại dưa (trừ dưa hấu): 0.2; Hành (củ): 0.1; Lạc: 1.0; Ớt tươi: 1.0; Ớt khô: 10; Cà chua: 0.5. 


Imidacloprid là một loại thuốc trừ sâu có hệ thống hoạt động như một chất độc thần kinh côn trùng và thuộc về một loại hóa chất gọi là neonicotinoids hoạt động trên hệ thống thần kinh trung ương của côn trùng. Hóa chất hoạt động bằng cách can thiệp vào việc truyền các kích thích trong hệ thần kinh côn trùng.

Cụ thể, nó gây ra một sự tắc nghẽn của con đường thần kinh nicotinergic. Bằng cách ngăn chặn các thụ thể acetylcholine nicotinic, imidacloprid ngăn chặn acetylcholine truyền xung giữa các dây thần kinh, dẫn đến tê liệt của côn trùng và tử vong cuối cùng. Nó có hiệu quả khi tiếp xúc và qua hành động dạ dày.

Bởi vì imidacloprid gắn kết mạnh mẽ hơn với các thụ thể thần kinh côn trùng so với các thụ thể neuron có vú, thuốc trừ sâu này độc hại hơn đối với côn trùng hơn là động vật có vú.

(1) Hoạt chất: Imidacloprid: 100g/L

(2) Công thức hoá học: C9H10ClN5O2

(3) Tính chất:

Imidacloprid là một neonicotinoid thuộc nhóm Chloronicotinyl là nhóm TTS tác động đến thần kinh côn trùng giống như nicotine, thuốc có tác động lưu dẫn, tiếp xúc và vị độc.

Imidacloprid có phổ rộng, phòng trừ chủ yếu côn trùng chích hút (và ăn lá ) như rầy mềm/rệp muội, ruồi trắng, rầy, bọ trĩ, rệp dính, rệp sáp, bọ xít, bọ dưa, sùng trắng, sâu vẽ bùa… gây hại trên lúa, bắp, khoai tây, rau cải, cây ăn trái, bông vải, đậu nành, mía, thuốc lá, cà phê, nho, củ cải đường…

Imidacloprid còn được dùng để trừ sâu hại trong đất như mối, sùng trắng, rệp gốc…

Imidacloprid còn đượcdùng xử lý hạt giống trước khi gieo.

Ưu điểm của Imidacloprid là được dùng với liều lượng thấp so với thuốc gốc lân hữu cơ do đó ít gây ô nhiễm môi trường hơn.

Imidacloprid thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng : 450mg/kg, qua da ≥ 5000 mg/kg. Ít độc với cá, thú vật, độc với ong. Imidacloprid có áp suất bay hơi thấp, phân huỷ thành các chất vô cơ bởi ánh sáng và vi khuẩn. Chu kỳ bán huỷ (half life) : 30 ngày trong nước (khả năng ô nhiễm nguồn nước ngầm) và 27 ngày trong đất yếm khí.

Imidacloprid có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.