Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ

Posted On Tháng Bảy 12, 2019 at 4:57 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHÒNG TRỪ SÂU CUỐN LÁ NHỎ

Mục Lục Bài Viết >>>

Có ba loài sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) hại lúa ở Việt Nam: Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia exigua và M.patnalis. 

Sâu gây hại trên lúa (chụp tại Nghệ An vụ HT 2014)

Phân bố rộng trên thế giới, tại Việt Nam chỉ có loài Cnaphalocrocis medinalis là phổ biến.

Tác hại của SCLN ngày càng có chiều hướng gia tăng. Riêng đồng bằng sông Hồng năm 1998 có 260.000 ha, năm 1999 có 398.000 ha, 1999 có 477.000 ha lúa bị SCLN gây hại. Chỉ tính riêng Nghệ An năm 2014 đã có tới 50.000 ha trong tổng số 82.000 ha gieo cấy vụ HT bị SCLN gây hại.

Quy luật gây hại của SCLN như sau: Trứng được đẻ rải rác trên lá, thường là mặt dưới và cạnh gân chính giữa của lá. Sâu non nhả tơ cuốn dọc lá lúa thành một bao thẳng đứng hoặc bao tròn gập lại.

Sâu nằm trong bao tổ ăn phần biểu bì mặt trên và diệp lục và không ăn biểu bì mặt dưới lá, dọc theo gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành từng mảng.

Sau khi qua giai đoạn sâu non, sâu hóa nhộng kéo dài 5 – 7 ngày rồi vũ hóa trưởng thành (còn gọi là ngài). Đặc điểm của ngài SCLN là có tính hướng sáng mạnh, thường bay vào đèn. Ngoài ra, ngài thường bay đến các ruộng gần bờ mương, đường đi, vườn, nhà ở, vì thế việc phát hiện SCLN không khó.

SCLN thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết có nắng mưa xen kẽ, nhiệt độ từ 24 – 29 độ C, ẩm độ trên 80%. Mỗi con sâu non có thể gây hại từ 5 – 9 lá, chúng có thể di chuyển từ lá này sang lá khác, thời gian di chuyển thường diễn ra từ 17 – 21 giờ.

Sâu có thể phá hại suốt ngày đêm, nên tốc độ gây hại rất nhanh, nếu chủ quan sẽ không kịp cứu vãn.

Thường thì việc phun thuốc trừ SCLN của nông dân hiệu quả không cao. Ngoài thói quen phòng trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun (tuổi 3 – 5) thì một quan điểm sai lầm mà người nông dân thường mắc phải là xử lí các nhóm thuốc không chọn lọc ở giai đoạn lúa đẻ nhánh đã làm giảm mật độ thiên địch và sử dụng các thuốc dòng tiếp xúc khi sâu đã chui vào tổ hoặc đã tự cuốn tổ (tuổi 2 -3).

Vì vậy để xác định chính xác thời điểm xử lý cần biết vòng đời SCLN kéo dài trong khoảng từ 25 – 30 ngày. Sau khi thấy trưởng thành ra rộ trên đồng ruộng thì sau từ 4 – 5 ngày sẽ có sâu tuổi 1.

Mỗi tuổi kéo dài khoảng 3 ngày, nghĩa là sau khi thấy trưởng thành ra rộ thì sau 4 – 7 ngày là thời điểm phòng trừ thích hợp nhất. Nếu xác định được ngày xuất hiện lứa trước, thì lứa sau sẽ xuất hiện sau 25 – 30 ngày sau đó.

Ở giai đoạn đẻ nhánh nếu đã bị hại trắng lá (sâu đã tuổi 4 – 5) thì không nên phòng trừ nữa mà sau đó 2 tuần phòng trừ là thích hợp nhất. Xử lý khi sâu tuổi 1 – 2, vì tuổi lớn hơn phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã vào tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu.

nh-phong-tru-1141057419

Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Mặt khác sâu ở tuổi 3 – 4 thì cơ bản lá lúa đã bị trắng, mất hết phần biểu bì chỉ còn lại gân lá thì kể cả các thuốc nội hấp lưu dẫn cũng không thể hấp thụ và lưu dẫn được.

Trong một vụ lúa, SCLN thường xuất hiện ở 3 thời điểm: giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn bắt đầu làm đòng và giai đoạn lúa trỗ. Giai đoạn cây lúa làm đòng là thời điểm quan trọng nhất, lúc này cây lúa sẽ không mọc thêm lá, nên nếu mất đi lá nào nghĩa là mất đi lá đó, có thể mất trắng mùa vụ.

Một đặc tính quan trọng của SCLN là gối lứa, khi mật độ cao trong một thời điểm có thể có nhiều pha phát dục khác nhau.

Vì vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc có tính nội hấp, lưu dẫn và hiệu lực kéo dài để giảm số lần phun, tăng hiệu quả. Nếu mật độ chỉ mới đến ngưỡng phải xử lý (50 con/m2) có thể sử dụng các dòng thuốc tiếp xúc, nên phun sau trưởng thành ra rộ 4 – 7 ngày.

Các thuốc có tính nội hấp lưu dẫn hiệu quả cao hiện nay như Chloratraniliprole, Flubendiamide, Fipronil… Trong đó Chloratraniliprole (các thuốc như Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG) hiệu quả cao cả sâu cuốn lá và sâu đục thân, thời gian xử lý có thể kéo dài từ sau khi trưởng thành ra rộ, hoặc từ sau khi trưởng thành ra rộ đến khi sâu non tuổi 3.

Đối với các vùng có áp lực rầy nên sử dụng Virtako 40WG, các vùng có áp lực nhện gié nên sử dụng Voliam Targo 063SC để tiết kiệm chi phí phòng trừ rầy và nhện gié.

Liều lượng khuyến cáo: Virtako 40WG từ 60 – 75 gram/ha, Voliam Targo 063SC từ 0,4 – 0,6 lít/ha. Lượng nước phun phải đảm bảo 400 – 500 lít/ha.

TH.S PHAN ANH THẾ