Thiophanate Methyl là hoạt chất lưu dẫn, thuộc nhóm benzimidazole do Nippon Soda chế tạo ra (hoạt chất cũng được xếp vào nhóm carbamate). Hoạt chất có tác dụng phun phòng và phun trừ. Hiệu lực kéo dài. Hoạt chất thấm sâu vào cây qua rễ và lá.
Thiophanate Methyl có hiệu lực đối với một số nấm bệnh hại như: Botryosphaeria, Botrytis, Cercospora, Cladosporium, Coccomyces, Colletotrichum, Corynespora, Cristulariella, Dendrophoma, Diaporthe, Dibotryon, Didymella, Diplodia, Fusicladium, Gloeodes, Gnomonia, Erysiphe, Fusarium, Monilinia, Mycosphaerella, Phaecryptopus, Phomopsis, Podosphaera, Pseudocercosporella, Puccinia, Rhizoctonia, Scirrhia, Sclerotium, Septoria, Sphaerotheca, Venturia, and Zygophiala, trên nhiều loại cây trồng khác nhau: tỏi, hành, ớt, đậu, dưa chuột, dưa bở, dưa hấu, dâu tây,cà chua, lúa, cây có múi…
Trong các loại đất khác nhau, Thiophanate Methyl bị phân giải đến 90% sau 6 – 18 tuần. Nó hoàn toàn bị phân giải trong đất thành methyl 2-benzimidazolecarbamate. Trong điều kiện pH 7.4 thì quá trình phân giải diễn ra nhanh hơn so pH 5.6. Hoạt chất bền vững với ánh sáng mặt trời. Quá trình phân hủy sinh học của Thiophanate Methyl trong nước xẩy ra rất chậm.
Thiophanate Methyl có thể hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác có kiểu tác động khác nhau.
Cơ chế tác động của Thiophanate Methyl là ngăn cản quá trình hình thành protein hình cầu trong tế bào, qua đó ngăn chặn quá trình phân bào giảm nhiễm.
Mức dư lượng tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):
Cà phê hạt: 0.1; Dưa chuột: 0.05; Đậu tương hạt: 0.5; Lạc: 0.1; Chuối: 0.2; Cà rốt: 0.2; Cà chua: 0.5; Rau họ thập tự: 0.5; Đậu ăn hạt: 0.5; Gạo: 2.0; Ớt tươi: 2.0; Ớt khô: 20.0; Xoài: 5.0.