Chat hỗ trợ
Chat ngay
Hoạt Chất Diệt Vi Khuẩn

HOẠT CHẤT KASUGAMYCIN LÀ GÌ?

Posted On Tháng Bảy 16, 2019 at 6:18 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở HOẠT CHẤT KASUGAMYCIN LÀ GÌ?

Mục Lục Bài Viết >>>

Kasugamycin ức chế sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn bằng cách ức chế quá trình sinh tổng hợp protein ở giai đoạn hình thành ribosom vận chuyển trong quá trình tạo ra protein.

Hoạt chất Kasugamycin (công thức hóa học C14H25N3O9) 26 %: 8g. Hoạt chất sinh học được phân lập từ Steptomyces kasugaensis ở Nhật bản, nó có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của virus, ngăn chặn sự phát triển của chúng, hoạt chất có khả năng tiêu diệt nấm và vi khuẩn,. Hoạt chất được hấp thụ nhanh vào các bộ phận của cây trồng, không bền với ánh sáng mặt trời ít ảnh hưởng tới môi trường không khí.

Kasugamycin là một loại thuốc kháng sinh được phân lập vào năm 1965 từ Streptomyces kasugaensis (một chủng của dòng Streptomyces ) được phát hiện ở Nara, Nhật Bản bởi Hamao Umezawa. Nó cũng được gọi là Kasumin. 

Giống như các chất kháng khuẩn tự nhiên, Kasugamycin ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn bởi quá trình tạo ra sự ngăn cản sự hình thành phân tử Protein mới (thành phần chủ yếu của ribosom). 

Kasugamycin được sử dụng trừ bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) trên lúa và các bệnh khác gây hại bởi các vi khuẩn Pseudomonas, Erwinia, Xanthomonas và Corynebacterium trên khoai tây, cà chua, ớt, bắp cải, cà rốt,….

Trong phòng trừ bệnh đạo ôn, Kasugamycin có hiệu lực 72.6% trên lá và 87.4% trên đạo ôn cổ bông (Li B, Shi Q, Fang J, Pan X. Ying Yong Sheng Tai Xue Bao. 2004 Jan;15(1):111-5).

Ở Mỹ người ta nhận thấy Ka có hiệu lực trong việc phòng trừ bệnh cháy lá của lê (McGhee G.C, Sundin G.W. Phytopathology. 2011 Feb;101(2):192-204)

 
Bệnh cháy lá (Erwinia amylovora) trên cây lê.

Trong môi trường Kasugamycin bị phân giải bởi hệ vi sinh vật trong đất, nước và bùn. Kasugamycin bị chuyển hóa thành kasugamycinic acid và kasugabiosamine (các chất không tồn tại lâu bền) do đó mặc dù dễ hòa tan trong nước và dễ bị rửa trôi nhưng hầu như không có tác động xấu đến môi trường.

Quá trình thủy phân giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình chuyển hóa của Kasugamycin trong điều kiện tự nhiên. Trong khi đó quá trình quang hóa lại hầu như không ảnh hưởng gì đến sự chuyển hóa của chất kháng sinh này trong đất và nước. Kasugamycin không có ảnh hưởng xấu đến động vật máu nóng, chim, giun, ong mật và động thực vật thủy sinh khi sử dụng với liều lượng hướng dẫn.

Kasugamycin dễ hòa tan trong nước nhưng không tích lũy lại trong đó cũng như trong cơ thể của các loại cá.

Trong môi trường nước quá trình thủy phân của Kasugamycin tăng lên cùng với độ pH tăng. Quá trình bán phân hủy là 77.9 ngày với pH 7, nhưng chỉ còn 11.4 ngày trong điều kiện pH 9. 

Hoạt chất cần phải được phun khi bệnh chớm xuất hiện và điều kiện bên ngoài thuận lợi cho bệnh phát triển.

Mức dư lượng tối đa (MRL) theo The Japan Food Chemical Research Foundation (ppm): 

Gạo: 0.04; Đậu tương: 0.04; Đậu lấy hạt (khô): 0.04; Lạc (khô): 0.04; Khoai tây: 0.04; Bắp cải: 0.04: Cải bẹ: 0.04; Xúp lơ: 0.05; Cải thảo: 0.04; Các loại rau cải khác: 0.04; Hành: 0.04; Tỏi: 0.04; Cà rốt: 0.04; Gừng: 0.05; Cam: 0.05; Chanh: 0.05; Các cây có múi khác: 0.05; Chè: 0.04.