TẨY SẠCH KHUẨN – ĐẶC TRỊ BỆNH THỐI NHŨN, THỐI MỀM TRÊN CÂY SÚP LƠ – VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Các bệnh thối thân trên cây súp lơ có tác nhân gây bệnh chủ yếu tồn tại trồng đất có các yếu tố thoát nước kém kèm khí hậu nóng ẩm…
TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI NHŨN, THỐI MỀM TRÊN CÂY SÚP LƠ
Cả nấm bệnh và vi khuẩn trong đất đều là các tác nhân gây ra bệnh thối nhũn thân trên cây súp lơ
Bệnh thối nhũn vi khuẩn trên súp lơ (Soft rot) có tác nhân là vi khuẩn Erwinia carotovora Bergey.
Bệnh thối nhũn do nấm bệnh có tác nhân là chủng nấm Rhizoctonia.
TRIỆU CHỨNG BỆNH THỐI NHŨN, THỐI MỀM TRÊN CÂY SÚP LƠ
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều
Thối do nấm Rhizoctonia:
– Do nấm tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra.
– Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ, mất màu sau đó nhũn ra.
– Bệnh gây thối từng lớp lá từ trên xuống dưới.
– Gặp độ ẩm không khí cao thấy có lớp tơ màu trắng bao phủ vết bệnh. Không có mùi khẳm.
Thối nhũn do vi khuẩn Erwinia:
Bệnh do vi khuẩn tồn tại trong đất trồng, tàn dư gây ra
Vết bệnh ban đầu là vết nhũn nhỏ, có màu nâu hoặc đen, sau đó vi khuẩn xâm nhập vào mạch nhựa đi vào thân cây làm thối mềm phần trong của cây, bệnh nặng làm cả cây bị thối nhũn.
– Do vi khuẩn – Lúc đầu thấy xuất hiện một số lá bị héo vào buổi trưa, tươi lại buổi chiều.
– Bệnh làm thối mềm từ trong ra ngoài, bắt đầu từ phần trong của cây (lõi) rồi sau đó làm thối nhũn cả bắp.
– Vết bệnh thấy có mùi khẳm đặc trưng của hiện tượng thối nhũn do vi khuẩn.
Đối với bệnh thối nhũn do vi khuẩn, chúng ta cần phòng bệnh định kỳ chứ không thể chờ bệnh rồi mới trị.
Hiện tượng thối hỏng là hậu quả của quá trình phá vỡ cấu trúc mô tế bào của cây do tác động chủ yếu của các enzyme phân giải của vi khuẩn, toàn bộ thịt lá bị thối biến thành một khối nhão và có mùi khó ngửi.
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH HẠI THỐI NHŨN THÂN SÚP LƠ
– Xử lý dụng cụ (khay, máy dập khuôn, xẻng, cuốc…) bằng formol 2-3% sau mỗi lần sử dụng,
– Xử lý đất bằng
– Kiểm tra và điều chỉnh pH đất lớn hơn 6,5.
– Sử dụng nước sạch để tưới. Cần đảm bảo nước tưới không chứa nguồn bệnh. Không lấy nước mương từ các vùng quanh khu vực bị nhiễm bệnh.Khi tưới nước cho cây thì nên tưới vừa phải không quá ẩm và tưới rãnh không nên tưới vào gốc.
– Cần bón phân cân đối giữa phân vô cơ và hữu cơ.
– Giữ cỏ dại ở mức tối thiểu.
– Khử trùng công cụ, phương tiện và vật dụng làm vườn bằng nước Javel 10% khử trùng các bề mặt dụng cụ và phương tiện nghi ngờ chứa nguồn bệnh.
– Vườn cần có rào cách ly, ngăn ngừa nguồn bệnh xâm nhập lây lan.
– Trường hợp rau bị bệnh thì cắt bỏ hết lá thân rau bị héo nhũn, nhổ bỏ cây bị bệnh và cách ly xa nguồn bệnh để tránh lay lan nấm và vi khuẩn
– Cần định kỳ phòng trừ sâu ăn lá (sâu xanh) nếu có.
– Luân canh và xen canh cây khác sau một vụ
– Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm vi sinh vật đối kháng.
THUỐC PHÒNG BỆNH THỐI NHŨN THÂN CÂY DO NẤM BỆNH, VI KHUẨN TRÊN CÂY SÚP LƠ
TẨY SẠCH KHUẨN – THUỐC TRỪ BỆNH RORAI 21WP
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp