BỆNH KHÔ VẰN TRÊN CÂY LÚA NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Bệnh khô vằn là một trong những bệnh hại khá phổ biến trên cây lúa nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng xuất, phẩm chất lúa gạo khi thu hoạch. Để giúp bà con nhân dân nhận biết và phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả Trạm Khuyến nông hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Triệu chứng bệnh
– Bệnh khô vằn gây hại chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
– Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.
– Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bề rồng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.
– Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.
– Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
– Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây nên, ngoài hại trên cây lúa loại nấm này còn gây hại trên một số loài cây trồng khác như đậu tương, ngô, mía, đậu đỗ…
3. Đặc điểm phát sinh phát triển
– Bệnh khô vằn phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm cao.
– Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển khoảng 24-320C và ẩm độ bão hoà hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh.
– Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc.
– Tốc độ lây lan lên các lá phía trên phụ thuộc rất nhiều và thời tiết mưa nhiều, lượng nước trên đồng ruộng quá cao, đặc biệt ở các ruộng nhiều nước, cấy quá dày, cấy nhiều dảnh.
– Sự phát triển của bệnh khô vằn ở thời kỳ đầu từ cây mạ đến đẻ nhánh có mức độ bệnh ít. Giai đoạn làm đòng – trỗ đến chín sáp là thời kỳ nhiễm bệnh nặng. Ở miền Bắc nước ta bệnh khô vằn gây hại trong vụ mùa lớn hơn ở vụ đông xuân.
– Sự phát sinh phát triển của bệnh có liên quan nhiều tới chế độ nước trên đồng ruộng và chế độ phân bón.
– Bón phân đạm nhiều, bón đạm lai rai, bón thúc đòng muộn bệnh sẽ phát sinh phát triển mạnh hơn.
– Bón phân kali có tác dụng giảm mức độ nhiễm bệnh của cây. Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm tồn tại ở trên đất ruộng và sợi nầm ở gốc rạ và lá bị bệnh còn sót lại sau thu hoạch.
– Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau thu hoạch nảy mầm thành sợi nấm và xâm nhiễm gây bệnh cho vụ sau. Quá trình xâm nhiễm lặp lại thường xảy ra qua tiếp xúc giữa hạch nấm và bẹ lá úa.
– Giống lúa lai nhiễm bệnh nặng hơn so với các giống lúa thuần.
4. Biện pháp phòng trừ
– Phòng trừ bệnh khô vằn chủ yếu là áp dụng tổng hợp các biện pháp như cày sâu để vùi hạch nấm, gieo cấy đúng thời vụ, mật độ gieo cấy hợp lý, bón phân đầy đủ, bón theo nhu cầu của cây và bón cân đối giữa các loại phân để tăng cường tính chống chịu của cây.
– Hệ thống tưới tiêu chủ động và không để mức nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh.
– Sử dụng thuốc đặc trị JINGGANGMEISU 10WP để hạn chế sự phát triển của bệnh .
– Jinggangmeisu có 4 dạng thành phẩm: 3SL, 5SL, 5WP, 10WP, đóng gói đa dạng rất tiện lợi cho người sử dụng.
Công dụng
– Đặc trị bệnh khô vằn (bệnh đốm vằn) hại lúa, bệnh nấm hồng hại cao su, ngoài ra còn có tác dụng phòng trừ các bệnh như: Thối nhũn, lở cổ rễ, héo rũ hại rau, dưa, đậu, cà chua, khoai tây, cà phê và cây ăn quả.
Hướng dẫn sử dụng
– Lượng dùng: 1,5 – 2,0 lít/ha
– Cách dùng: Pha 35 – 50ml thuốc/bình 12lít nước, phun 1 – 1,5bình/sào Bắc Bộ (360m2), phun 1,5 – 2bình/sào Trung Bộ (500m2); Pha 50 – 65ml thuốc/bình 16lít nước, phun 2,5 – 3bình 16lít/ công Nam Bộ (1000m2) +Jinggangmeisu 5SL:
– Lượng dùng: 1,0 – 1,5lít thuốc/ha
– Cách dùng: Pha 40 – 50ml thuốc/bình 16lít, phun 2 -3 bình/công Nam Bộ (1000m2)
+ Jinggangmeisu 5WP:
– Lượng dùng: 0,7 – 1,0kg/ha
– Cách dùng: Pha 1gói 20g/bình 8lít nước, phun 2 bình 8lít nước/sào Bắc Bộ (360m2), phun 3 bình 8lít/sào Trung Bộ (500m2), phun 6 bình 8lít/công Nam Bộ (1000m2).
– Lượng dùng: 0,3 – 0,5kg/ha
– Cách dùng: Pha 1gói 10g/bình 12lít nước, phun 1,5 – 2 bình 12lít nước/sào Bắc Bộ (360m2), pha 2gói 10g/bình 16lít nước, phun 2 – 2,5 bình 16lít/công Nam Bộ (1000m2).
3. Chú ý khi sử dụng:
– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện, nếu bệnh nặng phun lần 2 cách lần đầu 7 – 10 ngày.
– Không được pha với nước đục để phun.
– Có thể hỗn hợp với nhiều thuốc BVTV khác khi sử dụng
– Thời gian cách ly: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày.