Chat hỗ trợ
Chat ngay
Hoạt Chất Diệt Nấm

XỬ LÝ BỆNH VÀNG LÁ HẠI LÚA CÙNG TILT SUPER 300EC VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Mười Hai 19, 2022 at 9:41 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở XỬ LÝ BỆNH VÀNG LÁ HẠI LÚA CÙNG TILT SUPER 300EC VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Bệnh vàng lá lúa là một trong những bệnh thường gặp trên cây lúa, nếu như không được phòng trừ kịp thời thì bệnh có nguy cơ lây lan rộng làm ảnh hưởng đến năng suất.

Bệnh vàng lá lúa do một số nguyên nhân chính gây ra như: do virus, ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ, do nấm, do vi khuẩn hoặc do điều kiện thời tiết bất lợi. Sau đây cùng VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH tìm hiểu các nguyên nhân gây bệnh vàng lá lúa thường gặp và biện pháp phòng trừ.

Bệnh vàng lá lúa do virus

Bệnh vàng lá lúa do virus có sự phối trộn của 3 loại virus lùn lúa cỏ, lùn xoăn lá do rầy nâu truyền bệnh và bệnh Tungro do rầy xanh đuôi đen truyền bệnh. Trong những năm gần đây việc xuất hiện dịch rầy nâu và rầy xanh đuôi đen cùng lúc hầu như không đáng kể.

Bệnh vàng lá trên cây lúa vụ Đông Xuân 2020- 2021

Bệnh vàng lá lúa do nấm

Nguyên nhân gây bệnh vàng lá lúa trường hợp này là nấm Gonatophragmium sp, triệu chứng bắt đầu ở giữa lá lúa có một chấm vàng nhỏ. Chấm vàng đó lớn dần lên, lan ngược đỉnh lá lúa, sọc vàng nhỏ dần khi hướng lên chóp lá. Bệnh tiến triển nặng khiến nửa trên có thể bị vàng hết.

Bà con có thể sử dụng một số loại thuốc để phòng trừ bệnh này như Ridomil Gold 68WG, Nevo 330EC, Tilt Super 300EC, Amistar Top 325SC, Score 250SC.

Bệnh vàng lá lúa do ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn

Bệnh vàng lá lúa do ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ có triệu chứng giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Đối với trường hợp này, bà con chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu quan sát thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.

Khuyến cáo bà con nên ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Nên bón khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.

Nếu như lúa dày quá, không thể bón vôi thì bà con nên tiến hành rút nước ra khỏi ruộng, rồi đắp bờ và hòa vôi bột đầu dòng nước chảy vào ruộng. Bà con có thể phun phân bón lá có hàm lượng lân cao (siêu lân). Sau 1 tuần bón thêm cho lúa khoảng 200 kg/ha Super lân. Phun phòng trừ nấm bằng thuốc  Tilt Super 300EC nếu cần.

Ninh Điền: Nhiều diện tích lúa bị vàng lá, khô lá bất thường - Báo Tây Ninh Online

Bệnh vàng lá lúa do vi khuẩn

Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas oryzae và Xanthomonas oryzicola gây ra.

Ban đầu phía bìa lá chuyển vàng trước, tiếp theo phần chóp vàng và hóp lại như mo cau, vết bệnh lan dần vào trong theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục. Ở phần giữa mô bệnh và mô khỏe có ranh giới rõ ràng, giới hạn theo đường gợn sóng màu vàng, có khi chỉ một đường viền màu nâu đứt quãng, triệu chứng này rất dễ nhầm với bệnh vàng lá và khô đầu lá do sinh lý.

Hiện nay trên đồng ruộng cũng xuất hiện bệnh đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola). Biểu hiện của bệnh là những sọc nhỏ ngắn khác nhau, chạy dọc theo các gân lá. Ban đầu vết sọc xanh trong giọt dầu, sau đó chuyển màu nâu, xung quanh sọc màu nâu có các quầng vàng. Nếu lá bị nhiều đốm sọc tập trung thì các quầng vàng liên kết nhau khiến cho lá lúa bị vàng.

Các loài vi khuẩn xâm nhiễm gây bệnh cho cây lúa chủ yếu qua vết thương cơ giới, do mưa gió khiến các lá lụa cọ xát vào nhau gây tổn thương. Do đó phần hai mép lá thường bị tổn thương trước và nhiễm bệnh trước (người ta gọi bệnh cháy bìa lá).

Bà con có thể phòng trừ bệnh bằng kháng sinh như kasugamicin, không nên sử dụng thuốc có chứa streptomincin vì kháng sinh này dùng để trị bệnh cho người, nếu ăn thực phẩm nhiễm kháng sinh này rất nguy hiểm.

Ngoài các nguyên nhân trên, điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nắng thất thường, gió lào, nhiệt độ thay đổi đột ngột, chân đất sâu trũng đọng nước, đất cát) cũng làm cây lúa dễ nhiễm bệnh vàng lá sinh lý.

Không có mô tả.

Thành phần:  Difenoconazole, Propiconazole.

Công dụng:

– Tilt Super ức chế hoạt tính của Cytochrome là hệ Enzyme cần thiết cho quá trình khử Methyl các Alpha – Methyl – Sterol (thí dụ Lanosterol) thành Ergosterol là Sterol chính của màng tế bào nấm.

– Lượng Ergosterol bị giảm sẽ làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào.

– Tác dụng diệt nấm của Tilt Super ở nồng độ cao có thể là do tác dụng hóa lý trực tiếp của thuốc trên màng tế bào nấm.

– Thuốc trừ bệnh phổ rộng cho nhiều loại cây trồng, có tác dụng phòng trị nhanh, hiệu lực kéo dài (2 – 3 tuần), dưỡng cây, dưỡng hạt cây trồng.

– Đối tượng phòng trị Lúa: Lem lép hạt, vàng lá, đốm vằn.

– Đậu tương: Rỉ sắt.

– Cà phê: Rỉ sắt.

– Nhãn : Đốm đen quả.

– Trà: Đốm lá.

– Đậu phộng: Đốm lá.

Hướng dẫn sử dụng

– Pha 4 – 5 ml / bình 8 lit, phun 6 bình /1.000 m².

– Đối với đậu phộng pha 5 – 10 ml / bình 8 lit, phun 4 – 6 bình /1.000 m².

– Đối với cà phê, chè (trà) phun với lượng nước 500 – 600 lit/ha.

Lưu ý

– Thấm sâu nhanh vào mô cây ngay sau khi phun, nên ít bị rửa trôi do nước mưa.

– Đối với lúa phun vào giai đoạn làm đòng để trừ bệnh đốm vằn đồng thời có tác dụng ngừa bệnh vàng lá rất tốt. Ngoài ra, phun trước và sau trổ để trừ bệnh lem lép hạt và ngừa bệnh vàng lá.

– Phun khi vết bệnh chớm xuất hiện.

– Thời gian cách ly : 14 ngày.

– Không độc với ong mật, chim và trùn đất, độc nhẹ với cá.

* XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC: 

KỸ THUẬT KÍCH THÍCH RA HOA, ĐẬU TRÁI NHIỀU CHO CÂY VẢI THIỀU VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

KỸ THUẬT CHĂM SÓC SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN XỔ NHỤY VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

THUỐC ELCARIN 0.5SL – ĐẶC TRỊ CÁC BỆNH DO VIRUS GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp