Shop

Home Hạt Giống 

MX 10 – GIỐNG BẮP NẾP LAI ĐƠN F1

bap mx10

MX 10 – GIỐNG BẮP NẾP LAI ĐƠN F1

45.000 

Quy cách: gói 100 gram

MUA HÀNG Mời Quý Khách Bấm Vào Để Mua Hàng

Mô tả

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

KỸ THUẬT TRỒNG BẮP NẾP MX 10

Bắp nếp MX 10 là giống lai đơn F1 do Cty Giống Cây trồng miền Nam cung cấp, có khả năng thích nghi rộng và cho năng suất cao hơn các giống bắp nếp, bắp nù của địa phương. Phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, thích hợp trong việc chuyển đổi cây trồng trên các chân đất trồng lúa diện tích nhỏ, chủ động tưới tiêu.

I. THỜI VỤ :

Bắp nếp: thu bán trái tươi cho thị trường bắp nấu. Bắp nếp có thể trồng quanh năm; tránh những tháng quá nóng nhiệt độ trên 37 oC nhất là giai đoạn bắp trổ cờ, ngậm sữa năng suất sẽ bị giảm do thụ phấn kém, hạt nhỏ.

Phải có đủ nước tưới trong mùa nắng; nhất là giai đoạn bắp trổ cờ – thụ phấn. Nếu thiếu nước cây bắp trỗ cờ chậm, trái ít hạt do thụ phấn kém.

 Không bị ngập úng trong mùa mưa.

II. ĐẤT TRỒNG :

Cây bắp không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Để cây bắp phát triển tốt, đạt được năng suất cao nên trồng trên các loại đất phù sa ven sông, đất thịt, đất thịt pha cát; nguồn nước tưới có độ pH  từ 5,5 ? 6,5.

III. KỸ THUẬT TRỒNG:

1/ Làm đất:

Hệ thống rễ của bắp nếp MX 10 mọc nhiều và sâu, cây thường có nhiều rễ chân nôm; đất cần được cày xới với độ sâu từ 15 – 25 cm.

Đất ruộng cần xẽ mương bao quanh và mương xương cá: sâu 20 x 20 cm;  4-6m xẽ một mương để chủ động tưới tiêu.

Đất cần được cày xới, hoặc cuốc phơi ải ít nhất 10-15 ngày để đất xốp, thoáng giúp rễ bắp phát triển tốt,ít đõ ngã.

2/ Giống:

Bắp Nếp MX 10: sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh đốm vằn, đốm lá, rỉ sắt, năng suất trái tươi, còn vỏ 18-19 tấn/ha; trái có độ đồng đều rất cao, tỷ lệ trái loại 1 trên 95%. Dạng trái hơi nù, hạt trắng sữa, ăn tươi (nấu) ngon, mềm, dẻo, ngọt, có mùi thơm.

3/ Mật độ trồng:

Giống bắp nếp MX 10 có thời gian sinh trưởng ngắn 62-65 ngày. Khoảng cách trồng: cây cách cây 30-35cm; khoảng cách hàng 75-80 cm;  mật độ từ 4.100- 4.500 hốc / 1.000 m2.

– Lượng giống cần 1,2-1,3 kg/ 1000 m2. Mỗi lỗ gieo 02 hạt (theo yêu cầu của lái mua bắp đám, cần ruộng bắp đều và nhiều trái dễ bán), gieo hạt sâu 2-3cm, lắp hạt bằng tro trấu có trộn Regent để ngừa côn trùng cắn phá.

Chú ý: nên gieo hạt trong bầu khoảng 2-3 % số cây để trồng dặm nhằm đảm bảo số cây và  độ đồng đều trên ruộng.

4/ Phân bón:

Bắp Nếp MX 10: có nhu cầu phân bón khá cao. Công thức phân do Cty Giống miền Nam đề nghị:

110 N- 100 P205, 60 K20.

Tương ứng với lượng phân bón cho 1000m2 gồm: Urea 25 kg, 45-50 kg Super lân, 10-12 kg Kali; hoặc thay bằng 15 kg Urea, 20 kg DAP, 12 kg Kali.

Cách sử dụng phân bón:

Lần bón

Cách bón

Loại phân sử dụng cho kh/1000m2

DAP

Urea

Kali

Bón lót

Rãi đều lắp đất

5

0

4

7-10 ngày

Pha nưới tưới

0

3

0

20 ngày

Rãi đều quanh gốc

5

7

0

30-35 ngày

Rãi đều quanh gốc

10

5

8

Tổng cộng

20

15

12

 Ghi chú: Lượng phân Urea pha nước tưới 50g/20 lít nước tưới đều cho cây con sau khi gieo 7-10 ngày.

5/ Tưới nước:  Tùy theo điều kiện đất đai, thời tiết và các thời kỳ sinh trưởng của bắp để cung cấp nước thích hợp. Không để cho cây bị khô hạn, ngập úng. Nhất là không để khô, úng trong thời gian cây trổ cờ, phun râu,  trái ngậm sữa.

6/ Làm cỏ:    

Kết hợp làm cỏ và vun gốc cho bắp ở các lần bón phân, ít nhất làm cỏ 1 lần khi cây được 20-25 ngày sau khi gieo.        

7/ Phòng trừ sâu bệnh:      

Sâu đục thân, sâu đục trái: sử dụng Basudin 10H hoặc Regent hột bỏ vào giữa ngọn (3-5 hạt/ cây) khi cây 20 và 40 ngày sau khi gieo; để ngừa sâu đục thân, sâu đục trái.

Bệnh đốm vằn: Dùng Validacin 3DD hoặc Anvil 5S để phòng trị.

IV. THU HOẠCH:

Giống bắp Nếp MX10 thu trái tươi khoảng 62-65 ngày sau khi gieo. Có thể bán tại ruộng (nguyên đám) cho thương lái, hoặc tự thu hoạch. Gần đến thời gian thu hoạch, cần kiểm tra thu hái bắp khi trái bắp đã phát triển hết độ lớn, hạt căng, hạt trên đầu trái bắp đầy đặn, không bị cứng.. Năng suất trái tươi trung bình 1.500 kg/ 1000 m2 (15 tấn/ha), thâm canh có thể đạt 20 tấn trái tươi/ha/vụ./.