Shop

Home Hạt Giống 

RADO 153 – HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI LAI F1 NĂNG SUẤT CAO

Giảm giá!
rado 153

RADO 153 – HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI LAI F1 NĂNG SUẤT CAO

25.000  15.000 

Quy cách: gói 10 hạt

Mô tả

Bạn Cảm Thấy Bài Viết Hữu Ích Không?

Mục Lục Bài Viết >>>

Product details of Giống Dưa Lưới Lai F1 Năng Suất Cao 

  • Thông tin và kỹ thuật trồng :

  • Thời vụ trồng: quanh năm .

  • Tỉ lệ nảy mầm cao, cây sinh trưởng khỏe  khả năng phân nhánh nhiều cho năng suất cao.

  •  Thời vụ  thu hoạch 70-75 ngày sau gieo hạt .

  • Đặc tính : Trái nặng 2-2.2kg vị ngon ngọt , giòn.

  •   Khối lượng tịnh: 10 hạt .

  • Hạn sử dụng: 02 năm kể từ ngày sản xuất .

Kỹ thuật trồng:

1.    Chuẩn bị hạt giống trồng dưa lưới

Phải chọn loại hạt giống tốt, phù hợp với từng vùng miền.

Nếu là hạt giống F1 tốt của một số công ty lớn trên thế giới thì hạt giống sẽ chuẩn và khả năng nảy mầm cao. Nếu hạt giống nội địa và không có thương hiệu thì hạt giống nảy mầm, đề kháng kém và cho năng suất không cao và không đồng đều.

2.  Ươm cây con trồng dưa lưới

Cần ngâm ủ hạt trước khi gieo (hạt F1 thì không cần phải ngâm ủ mà có thể trồng trực tiếp). Ngâm hạt với nước ấm (2 sôi 3 lạnh) khoảng 4 -6 tiếng sau đó dùng mảnh vãi (độ thoáng khí tốt) để ủ hạt

Sau khi đã ủ hạt xong thì cho vào bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng lên, để ở chỗ râm mát và tưới nước giữ ẩm cho hạt. Đất ươm hạt nên dùng đất trộn phân trùn hoặc phân chuồng để có đủ dinh dưỡng cho cây con khỏe mạnh.

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

Sau 2 ngày ươm giống, cây bắt đầu nảy mầm, bạn chỉ cần tưới nước với lượng vừa đủ để cây phát triển. Sau khoảng 8 – 10 ngày thì cây bắt đầu cho 2 lá thật.
Khi ươm, gieo hạt vào bầu rồi tưới đẫm nước và để ở chỗ râm mát. Trong giai đoạn này, bạn không nên tưới nhiều sẽ khiến úng hạt không nảy mầm.

Đất ươm hạt thường trộn thêm phân trùn hoặc phân chuồng mục để bổ sung thêm dinh dưỡng cho hạt nhanh nảy mầm. Sau vài ngày thấy cây ra lá thật thì mới đem trồng.

3.  Chuẩn bị giá thể trồng dưa lưới

Giá thể trồng có rất nhiều loại, nhưng phù hợp nhất cho cây dưa lưới phát triển là tro trấu, sơ dừa, phân bò (trùng quế), cát.

Trộn đều các giá thể với tỷ lệ 1-1-1-1 và dùng màng phủ đậy kính tưới nước ẩm trước khi trồng 1 tuần.

Chú ý: sơ dừa cần phải rửa chat trước khi trồng, phân bò cần phải ủ cho oai

4.  Gieo cây con trồng dưa lưới

Khi cây ra 2 -3 lá chính thì bạn bắt đầu đánh ra nơi trồng. Vì dưa lưới cho trái to nên nếu trồng trong thùng xốp hoặc xô chậu thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng.

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

Tạo hố đất sâu, nhấc nhẹ cây dưa lê con ra, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn, vùi kín bầu cây dưới đất, đôn cho chặt gốc. Luôn giữ ẩm cho cây trong thời gian đầu.

Nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt. Khi trồng cây con xong cần tưới nước mỗi ngày 2 lần và che phủ tạo bóng râm trong 1 tuần đầu để cây con hồi sức

5.  Chăm sóc cây dưa lưới

–         Đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và cần tưới nước thường xuyên. Lưu ý cần bón thêm nhiều phân NPK giúp cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không thì cây khó đậu quả, dưa cho trái còi cọc và khi ăn vị rất nhạt.

–         Tùy vào giai đoạn của cây mà có những công thức dinh dưỡng khác nhau sao cho phù hợp. Giai đoạn đầu cần cho nhiều phân đạm, giai đoạn tạo hoa đậu trái cần nhiều lân và sắp thu hoạch cho nhiều kali.

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

–         Kể từ khi cây có 5 -6  lá thật thì cần cắt tỉa nhánh, bạn cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 13 lá thì để nhánh đó lại.

–         Sau khi ra hoa chúng ta cần thụ phấn trong 3-5 ngày để chất lượng đạt cao nhất. Nếu số lượng ít có thể thụ phấn bằng tay, nhiều có thể thụ phấn bằng ong.

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

–         Khi cây lớn được 22 – 25 lá thì bạn ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

–         Khi cây bắt đầu ra 5-6 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo, bạn có thể đóng cọc hoặc có thể lấy dây nylong buộc nhẹ vào giàn lưới.

–         Chú ý thời gian quả đã đậu nếu có quá nhiều hoa đậu quả thì có thể ngắt bỏ bớt chỉ để cây ra 2 – 3 quả để cây tập trung nuôi quả. Vì trái dưa lưới khá to và nặng nên chúng ta chỉ để lại 2 – 3 quả trên cây.

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

–         Giai đoạn cây cho quả lớn thì cần dùng dây treo cây lên dể tránh sức nặng của quả kéo gãy cây.

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

–         Tính từ ngày quả bắt đầu phình ra đến ngày chín khoảng 1 tháng, trong thời gian này cần phải bón phân NPK hàng tuần cho quả phát triển tốt. Bón thêm kali và đạm hàng tuần cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

6.  Thu hoạch

kỹ thuật trồng dưa lưới

Hình ảnh: kỹ thuật trồng dưa lưới

Dưa lưới cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ 75 – 80 ngày Quả dưa lưới khi chín phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới xuất hiện rõ. Cuốn của dưa lưới nứt xung quanh.

Trước khi thu hoạch dưa phải ngưng nước 7 ngày để dưa ráo nước và giòn ngon.

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033

Mua Sản Phẩm >>>