Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

TỔNG HỢP CÁC BỆNH DO NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY RA TRÊN HOA LAN

Posted On Tháng Sáu 26, 2018 at 1:55 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở TỔNG HỢP CÁC BỆNH DO NẤM VÀ VI KHUẨN GÂY RA TRÊN HOA LAN

Mục Lục Bài Viết >>>

PHẦN I: BỆNH DO NẤM

1. THỐI ĐEN – Black Rot – (Nấm Pythium và Phytophthora). Hay còn gọi là bệnh CHẾT NHANH.

Bệnh xảy ra trên tất cả các giống lan, nhưng thường gặp hơn cả là trên các giống lan ĐA THÂN có giả hành như Dendrobium, Vũ Nữ, Cattleya, Địa Lan…

Nấm Phytophthora và Pythium là nấm thủy sinh, nên khi độ ẩm không khí cao, độ ẩm giá thể cao vào mùa mưa hoặc tưới đọng nước qua đêm, nấm sẽ sinh sôi nảy nở và xâm nhập hại cây lan nhà bạn.

Chúng xâm nhập qua vết xước, vết côn trùng chích hút, cọ sát hoặc lay gâp dập các mô biểu bì….

Thường thì do độ ẩm giá thể quá cao như mưa dầm hoặc giá thể bị mục, giò lan hơn 3 năm không thay giá thể, rễ sống trùm lên rễ chết… nấm sinh sôi dưới gốc, chúng xâm nhập vào cây lan từ rễ, cổ rễ, gốc gây ra thối dưới gốc, sau đó từ từ lan lên trên gay tóp giả hành.

Giả hành từ từ chuyển qua màu vàng như bị luộc chín sau đó màu như rơm ngâm nước, rồi từ từ khô tóp lại, gục ngọn và chuyển sang màu đen. Chính vì thế mới gọi là thối đen.

Hoặc có 1 số giống lan gần như khi bị thối đã màu đen và vết đen lan ra xung quanh dần dần.

Sau một vài ngày khi bạn phát hiện gốc bị thối ủng và lan dần lên trên thì lúc này đã muộn, không còn cách nào cứu được nữa. Bạn chỉ có thể vớt vát một chút ít phần giả hành phía ngọn nếu chỗ đó chưa bị thối ủng để giành ươm kei.

Những giống lan thường bị tình trạng này là Giả Hạc (Phi Điệp), Kiều (Thủy Tiên), Dendro, Cattleya, Đùi Gà, Kèn, các giống lan có lông đen, Kim Điệp, Ngọc Thạch, Trúc Quan Âm….

Khi giò lan nhà bạn bị tình trạng này thì bạn nên nhổ lên trồng lại nếu thấy bệnh tình tiến triển cùng 1 lúc trên nhiều giả hành hoặc giò lan đã hơn 2 năm chưa thay giá thể. Nếu bị ít thì bạn nên tách triệt để phần giả hành bị bệnh đi và mang ra khỏi vườn ngay lập tức.

Nấm đã tấn công và bạn nhìn thấy bằng mắt thường thì phải làm vậy thôi, muốn cứu giả hành bệnh gần như không tưởng. Nếu bạn cứ cố nuôi hy vọng và chỉ phun thuốc chữa bệnh thì có khi lây lan chết cả giò.

Nguyên tắc chung đó là tách sát gốc giữa giả hành bệnh và giả hành không bệnh (dùng kéo mỏng sắc và mũi thật nhọn hoặc dao dọc giấy để tách), sau đó phun thật đẫm, thậm chí là ngâm cả giò lan vào dung dịch thuốc diệt nấm.

Sai lầm cơ bản của các bạn đó là lan bị bệnh từ gốc mà chỉ tập trung phun thuốc vào giả hành hoặc lá. Nguyên nhân nằm ở giá thể (chậu lan, khúc gỗ, miếng dớn…) và nằm ở bộ rễ, vì thế bạn phải xử lý triệt để nguyên nhân.

   8  

Sai lầm thứ 2 là khi bạn thấy cây lan lá nhăn nheo, giả hành tóp lại mà không chịu quan sát gốc và rễ xem nó có thối không, cứ nghĩ là lan thiếu độ ẩm rồi cố gắng tưới cho thật nhiệt tình.

Đến khi từ giả hành non lây sang tới giả hành mẹ, rồi từ từ lây qua giả hành bà. Cho tới khi cả giò lan gục hoàn toàn, chỉ có thể vứt bỏ toàn bộ.

Sai lầm thứ 3 là tưới nước với vòi phun áp suất cao, vừa làm xước lan, mở cửa cho nấm và vi khuẩn xâm nhập, vừa tạo điều kiện cho nấm theo hạt nước bắn sang giò khác làm lây cả giàn lan.

Nếu nấm xâm nhập vào chỗ nào đó giữa giả hành lan, thì lan nhà bạn bị gục ở giữa giả hành, gốc không bị gì cả, ngọn không bị gì cả.

Nếu bị nóng tự gục thì màu sắc chỗ gục sẽ nhạt và trong hơn so với bị nấm.

Nếu nấm xâm nhập vào ngọn thì sẽ sinh ra thối ngọn, thối lá non. Vết thối màu vàng nâu, vàng ủng như bị luộc, viền giữa vùng bệnh và không bệnh không xác định rõ ràng.

Bạn có thể rút ngọn hoặc vặt lá dễ dàng khi nấm lan tới giả hành. Sau 1 thời gian, chỗ bị bệnh sẽ chuyển sang màu đen.

Đặc điểm nhận dạng để không bị nhầm lẫn giữa thối đen và thối nhũn là:
THỐI ĐEN KHÔNG CÓ MÙI THỐI.

Có cố gắng bóp nát, vắt nước của vùng bị bệnh ra ngửi cũng không thấy mùi thối. Mùi chỉ hơi hơi (chút xíu thôi nhé) tanh tanh. Mùi tanh không phải kiểu tanh của cá. Kết hợp 1 chút mùi ủng như kiểu rau bạn ngâm nước 2 ngày cho nó úng chết vậy.

VIỆC ĐẦU TIÊN CẦN LÀM LÀ CÁCH LY VÀ NGỪNG TƯỚI, DỪNG BÓN PHÂN CÓ NHIỀU ĐẠM.

Nếu chỉ bị trên thân hoặc trên ngọn hoặc lá thì cách xử lý rất dễ, bạn chỉ cần lấy dao thật mỏng, sắc (dao dọc giấy, dao bổ cau, dao lam, dao mổ…) cắt 1 viết XÉO (đừng cắt vuông góc dễ đọng nước) CÁCH CHỖ BỆNH 3cm (3 xen ti mét), sau đó bôi thuốc diệt nấm sền sệt hoặc vôi sệt vào.

Trong quá trình điều trị bệnh bạn nên bỏ hết phân tan chậm ra hoặc là tuyệt đối không phun phân có đạm (Vì đạm làm màng tế bào và tế bào biểu bì rất mỏng, dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó nên ngừng tưới hoặc che mưa vài ba ngày.

Thuốc gì để điều trị bệnh thối đen?

– ĐẦU TIÊN là Aliette 80WP, đặc trị 2 loại nấm này. Hoạt chất Fosetyl – Aluminium được tạo ra là để diệt 2 loại nấm này.

Tôi pha 50 gam cho 1 bình 16 lít phun tấn công khi thấy dấu hiệu bệnh trong vườn. Và 33 gam cho 1 bình 16 lít khi phun phòng bệnh.

– THỨ HAI là Antracol 70WP. Hoạt chất Propineb (là một dithiocarbamate kẽm chứa polyme).
Trên bao bì không có ghi là trị 2 loại nấm gây bệnh THỐI ĐEN, nhưng khi tôi tra cứu tác dụng của hoạt chất Propineb và ÁP DỤNG THỰC TẾ TẠI VƯỜN thì thấy nó có thể tiêu diệt được 2 loại nấm này. Pha 50gam cho 1 bình 16 lít. 

– THỨ 3 là Ridomilgold 68WG (Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L)
Lưu ý nhỏ đó là hoạt chất này dùng liên tục sẽ bị LỜN (KHÁNG THUỐC) với dịch bệnh. Vì vậy nên đổi thuốc sau 2-3 lần dùng.

* Ba loại thuốc trên bạn hoàn toàn có thể pha ra chậu sau đó ngâm cả giò lan vào chậu 5- 15 phút mà không sợ lan chết. Như thế mới chắc chắn là Nấm sẽ chết triệt để.
Nếu có phun phòng và chữa thì nên phun khắp giàn, cả nền đất và thậm chí cả trên cây cảnh, cây ăn trái và vườn nhà hàng xóm để tránh bớt mầm bệnh lây lan.
Nếu phun để chữa bệnh thì nên 5-7 ngày 1 lần, liên tục phun 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun thuốc buổi sáng tốt hơn chiều nhé! Như cá nhân tôi thường phun thuốc lúc 7 giờ sáng (bận lắm thì phun lúc 16h chiều). Phòng bệnh thì tùy thời tiết, mùa bão thì 10 ngày 1 lần, mùa khô thì 20 – 30 ngày 1 lần. Còn có mái nilon thì có khi 2-3 tháng 1 lần.

+ Ngoài ra, bài này tôi giới thiệu thêm với các bạn có con nhỏ, vợ bầu hoặc mẹ già, dùng 1 loại thuốc (gọi là phân thì chuẩn hơn) chuyên PHÒNG VÀ TRỊ 2 loại nấm trên, đó là AGRIFOS 400.
– Agri-Fos 400 diệt bệnh bằng cơ chế kích kháng chủ động (không diệt trực tiếp bằng chất độc, mà kích kháng cây tiết ra chất đề kháng đặc biệt như Phytoalexin, PR-proteins… tấn công tiêu diệt mầm bệnh, tạo tín hiệu báo động cho các tế bào còn lại hình thành hệ thống đề kháng chủ động cho cây).

Thuốc giúp sản xuất các chất Polysacharides làm dày vách tế bào, phá vỡ lớp ngụy trang của nấm bệnh giúp hệ thống đề kháng phát hiện và tiêu diệt. Hệ thống này còn có hiệu lực phòng bệnh kéo dài đến 60 ngày và giúp cây chống lại một số tác nhân gậy hại khác.
– Agri-Fos 400 trực tiếp ngăn chặn sự hình thành bào tử của nấm Phytophthora, Pythium, vi khuẩn Erwinia, Veturia… khoanh vùng nhiễm bệnh không cho vết loét lây lan, làm lành vết bệnh do tạo ra Ethylen và enzym lytase phân hủy tế bào chết.
– Agri-Fos 400 gồm 400 g/l momo-potassium phosphonate và di-potassium phosphonate được tổng hợp từ acid phosphorous và phụ gia tạo thành dạng Phosphite PO3 có tác dụng trị bệnh, rất linh động nên dể dàng được hấp thu khi phun qua lá, rễ, tiêm thân, ngâm hom, nhúng cây con, quét vào vết thương…, lưu dẫn mạnh hai chiều trong xylem và phloem đến các bộ phân trong cây, hoàn toàn không độc hại, an toàn cho người, không gây hại vi sinh vật có lợi, không có thời gian cách ly sau thu hoạch.
– Agri-Fos 400 không bị kháng thuốc, giúp cây mạnh khỏe, phục hồi bền vững, tăng năng suất, chất lượng mẫu mã…
– Phosphite trong Agri-Fos 400 khác biệt hoàn toàn với phân bón phosphat vì Phosphite có công thức phân tử là PO3 còn phân bón phosphat có công thức phân tử là PO4. Phân phosphate PO4 không linh động và không có tác dụng trị bệnh.

Tóm lại là thuốc này an toàn, hôm trước phun, hôm sau hái rau ăn vô tư.
Do là không trực tiếp, NÊN DÙNG AGRIFOS PHUN ĐỊNH KỲ PHÒNG BỆNH. Khi bị bệnh thì nên dùng 1 trong 3 loại trên.

2. THÁN THƯ – Anthracnose

Nguyên nhân gây bệnh thán thư do nhiều loài nấm thuộc loại Colletotrichum gây ra, trong đó hại phổ biến là 2 loài Colletotrichum nigrum Ell et Hals và Colletotrichum capsici (Syd) Butler and Bisby.

Nấm thường xâm nhập vào phần trên của cây lan, đặc biệt là lá. Đầu đỉnh lá hoặc mép lá sẽ có màu nâu và từ từ lan vào cuống lá. Có thể có sự phân cách rõ ràng giữa vùng bệnh và không bệnh đối với các giống lan lá mỏng, tuy nhiên đa số các giống lan lá dày thì đường phân cách rất mờ ảo không rõ ràng.

Bệnh này làm lá khô từ từ, khô từ chóp lá vào tới cuống và rụng đi. Bệnh càng phát mạnh khi ánh sáng thấp, độ ẩm cao và cây lan thiếu chất, đặc biệt là Lân.

Phần bị bệnh thường là màu nâu hoặc đen và hơi lõm xuống so với chỗ không bị bệnh.

Nếu bệnh phát triển trên hoa, thì sẽ có những mụn nước chảy ra nước đen hoặc nâu dưới các cánh hoa, đặc biệt là cánh đài.

 27  

Thuốc đặc trị bệnh THÁN THƯ thì nhiều, nhưng dễ mua nhất và an toàn nhất là hoạt chất Carbendazim có trong thuốc Carbenzim hoặc Vicarben.

Ngoài ra còn có các thuốc gốc ĐỒNG (Cu) (tuy nhiên bạn hạn chế dùng thì ổn hơn, vì tôi đã thử nghiệm thấy rằng phun Carbendazim lên hoa, hoa không sao và nụ vẫn tốt, nhưng phun Đồng Coc 85WP lên hoa và nụ thì hoa tàn nụ thối. Bộ rễ hơi rụt lại 1 chút xíu. Đó là tôi thử nghiệm trên Long Tu, Hải Yến, Hoàng Thảo Xoắn, Trúc Quan Âm, Sóc Lào.).

Thuốc Ridomilgold 68WG với hoạt chất Mancozeb cũng trừ được bệnh này. Hoặc thuốc Score 250EC, Folpan 50SC, Topsin M cũng có tác dụng trị nấm gây bệnh thán thư.

3. ĐỐM LÁ

Nguyên nhân có thể do 1 trong 4 hoặc vài loại nấm sau đây gây ra: 35

– Nấm Cercospora triệu chứng: Nhiễm lúc ban đầu như là một điểm màu vàng trên mặt dưới của lá. Ngay sau khi xảy ra bội nhiễm, các khu vực màu vàng-xanh có thể được ghi nhận trên bề mặt trên của lá.

Các điểm này sẽ lan rộng ra xung quanh không có hình thù cố định, nó sẽ hơi chìm và hoại tử rồi chuyển sang màu nâu tím đến tím đen. Các điểm tiếp tục mở rộng tỏa ra xung quanh theo hình tròn hoặc một hướng nào đó và cuối cùng có thể bao phủ toàn bộ lá.

Biên độ tiến vẫn còn màu vàng. Nhiều lá bị nhiễm bệnh thường rụng sớm, đặc biệt là nếu nhiễm nấm bắt đầu gần gốc của lá.

– Nấm Guignardia Triệu chứng: Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng Guignardia là rất nhỏ, màu tím đậm, tổn thương kéo dài ở hai mặt lá. Các tổn thương này chạy song song với các gân lá và kéo dài ra thành những vệt màu tím hoặc các khu vực hình thoi.

Đốm thường kết hợp để tạo thành tổn thương bất thường lớn mà có thể ảnh hưởng đến một phần lớn của lá. Sau thời gian, các trung tâm tổn thương biến mất, vết bệnh lớn lên, sờ vào vết bệnh cảm giác giống như giấy nhám. Ảnh hưởng đến hầu hết tới các giống lan đơn thân khi cây lan không đủ ánh sáng.

– Nấm Phyllosticta Triệu chứng: Đốm bệnh do nấm Phyllosticta có thể bắt đầu bất cứ nơi nào trên lá hoặc giả hành. Các tổn thương là rất nhỏ, màu vàng và hơi lõm.

Khi nó phóng to, nó trở nên tròn hình bầu dục và bị lõm hơn, đặc biệt là nếu nhiễm trùng là trên lá. Sau thời gian, vết bệnh sẽ chuyển dần thành màu nâu sẫm hoặc đỏ đến lề tím đen.

Cuối cùng, thành màu đen. Bệnh nặng lá bị nhiễm bệnh có thể rụng sớm. Sự hiện diện của bệnh có thể chỉ ra lan nhà bạn không đủ ánh sáng.

– Nấm Septoria Triệu chứng: Các đốm nhỏ có thể bắt đầu ở hai mặt lá như bị chìm, tổn thương màu vàng. Nó tiếp tục mở rộng, trở thành màu nâu sẫm đến tổn thương màu đen, hình tròn hoặc không đều. Đốm có thể sáp nhập để tạo thành lớn, các mảng vá bất thường trên lá. Nhiều lá bị nhiễm sẽ rụng sớm.

Phòng ngừa: Làm thông thoáng giàn để không khí chuyển động. Hạn chế nước đọng trên lá. Phun thuốc phòng bệnh hàng tháng. Treo căn hướng Đông Tây giúp lan nhận đủ ánh sáng và ánh nắng.

Thuốc đặc trị:

Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)
Hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).
Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để hơn và làm phổ phòng diệt bệnh rộng hơn.

4. BỆNH HÉO ÚA – HAY CÒN GỌI LÀ BỆNH CHẾT CHẬM

Nguyên nhân do nấm Fusarium oxysporum schlecht

Nấm nằm trong các MẠCH GỖ (Xylem vận chuyển nước và các chất vô cơ hòa tan trong đó từ rễ đi lên các lá) và MẠCH RÂY (Libe (phloem) vận chuyển các chất hữu cơ hòa tan đi khắp thân cây)) của cây lan. Chúng đi theo các dòng chảy dinh dưỡng và nước trong rễ, thân và lá cây lan.

Nấm này có thể lây vào một cây lan khác qua đường rễ, qua dụng cụ cắt tỉa rễ không vệ sinh vô trùng. Cây lan sẽ từ từ héo rũ, tàn úa, lá nhăn nheo teo tóp như bị thiếu nước.

Khi bạn xẻ dọc cây lan hoặc giả hành ra, sẽ thấy những đường như sợi chỉ hoặc các vệt MÀU TÍM hoặc HỒNG (giống như khi bạn ăn trúng cây mía có những vệt màu tím hồng khi bạn dóc vỏ ra).

Nếu bệnh nặng thì từ từ rễ lan cũng thành màu tím. Phần bên ngoài của than và giả hành khi được cắt ngang cũng sẽ thấy một vòng xuyến màu tím xung quanh lõi.

Lá sẽ có những vệt, những điểm lõm trũng xuống, dần dần sẽ tạo thành các vệt lõm trũng màu vàng. Lá già trở lên sần sùi như da người già và lá non thì chuyển dần sang màu đỏ (hoặc đỏ cam, đỏ hơi tía).
Cây lan sẽ chết rất từ từ, sau khoảng 3-9 tuần thậm chí cả năm. Một cái chết RẤT CHẬM.

Những cây bị hư hết bộ mạch dẫn và bộ rễ thì chỉ còn cách vứt bỏ. Nấm này phát triển mạnh khi giá thể bị mục, quá ướt không có sự thoát nước hoặc nhiệt độ môi trường quá lạnh. Bên cạnh đó lý do quan trọng hay mắc phải đó là trồng trong chậu đất nung 3-5 năm không thay giá thể, không rửa muối đọng trong chậu.

Bản thân cái chậu đã giữ một lượng muối làm hại bộ rễ, vì thế vài tháng bạn phải tưới rửa giá thể với thật nhiều nước hoặc ngâm cả chậu lan trong thùng nước thật lớn để làm tan bớt muối.

Thuốc đặc trị bệnh này thì giống y như bệnh ĐỐM LÁ.

Đó chính là Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)
Hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).
Nên pha chung với thuốc có hoạt chất Carbendazim để trị bệnh triệt để hơn và làm phổ phòng diệt bệnh rộng hơn.

Nếu bạn chắc chắn lan bị bệnh thì phun không ăn thua gì đâu. Bạn phải hòa một chậu thuốc sau đó ngâm cả giò lan của bạn vào 5 – 10 phút mới được. Bạn nên nhớ nguyên tắc là bệnh bắt đầu từ đâu thì phải giải quyết từ chỗ đó.

Khi trồng lan, bạn nên ngâm toàn bộ giá thể vào dung dịch Physan 20 30 phút trở lên để diệt sên, kiến, gián, nấm hồng, nấm trắng, nấm xanh, nấm mốc vàng, vi khuẩn và vi rút. Mỗi lần cắt rễ lan nên pha 1 ly Physan 20 và nhúng kéo, dao vào để sát trùng rồi mới chuyển sang cắt cây khác.

5. NẤM THỐI RỄ

Tác nhân do nấm Rhizoctonia.

Nguyên nhân do môi trường của bộ rễ mất cân đối giữa độ ẩm, nhiệt độ, độ thông thoáng. Hệ thống thoát nước kém và các cây lan bị thừa nước. Nấm xâm nhập khi bộ rễ bị tổn thương cơ học hoặc do chậu tích muối khi mà lâu năm không thay giá thể.

Nấm Rhizoctonia gây bệnh dưới gốc và bộ rễ, nhưng bằng mắt thường bạn cũng có thể thấy những biểu hiện trên thân, lá, giả hành. Dó là sự héo đi của lá, teo tóp nhăn nheo của giả hành. Nếu chỉ là hư rễ mà chưa hư tới giả hành hoặc thân thì lá sẽ nhăn nheo héo rũ xuống, cây đứng ngọn lại không dài ra nữa…. Rồi từ từ cây cũng chết đi.

Phòng bệnh bằng cách thay giá thể khi thấy giá thể mục, đọng nước hoặc có 1 lớp rễ ngừng hoạt động. Tưới rửa muối trong chậu sau mỗi 2 tháng.

Thuốc đặc trị gồm 1 trong các loại dưới đây:

– Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)

– Anvil 5SC (Hoạt chất Hexaconazole 50g/L)

– Rovral 50 WP, 500WG, 750WG (Hoạt chất Iprodione (min 96 %))

6. NẤM HẠT CẢI (HAY CÒN GỌI LÀ NẤM TRỨNG CÁ, NẤM MÙ TẠT)

Tác nhân do nấm Slerotium rolfsii

Nấm xâm nhiễm vào phần thân cây sát mặt giá thể hoặc phần gốc sát cổ rễ, vết bệnh lúc đầu nhỏ màu nâu tươi hơi lõm, về sau vết bệnh lan rộng có thể dài tới vài centimet bao quanh thân, gốc, lan rộng xuống tận cổ rễ dưới mặt chất trồng.

Mô vết bệnh dần dần bị phân hủy, các lá dưới gốc héo vàng và rụng trước, sau đó lan lên các lá phía trên, cuối cùng dẫn tới các lá héo rũ, cây khô toàn thân. Khi cây mới nhiễm bệnh thì rễ cây vẫn bình thường, sau đó rễ dần dần hóa nâu rồi đen, thâm nâu và thối mục.

Trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm độ cao thì trên bề mặt vết bệnh sát mặt chất trồng sẽ xuất hiện lớp nấm màu trắng phát triển mạnh, sợi nấm mọc đâm tia lan dần ra mặt giá thể chung quanh gốc cây, tạo thành một đốm tản nấm màu trắng xốp, một vài ngày sau trên tản nấm đó sẽ hình thành nhiều hạch nấm.

Khi còn non hạch có màu trắng sau chuyển dần sang màu nâu giống HẠT CẢI (có nơi gọi là NẤM TRỨNG CÁ hoặc ở nước ngoài người ta gọi là NẤM MÙ TẠT do có hình dạng giống như hạt mù tạt).

Bệnh xuất hiện có thể rải rác hoặc từng vạt trong giàn lan tùy theo điều kiện ngoại cảnh vườn lan và quá trình chăm sóc.

Cách phòng trừ và xử lý:

-Tránh để cây bị mưa trực tiếp, nhất là cây con. Bệnh nấm trứng cá phát triển mạnh trong mùa mưa nên chú ý quan sát kỹ vườn lan nếu phát hiện có bệnh trong vườn cần phải tiêu hủy triệt để cây bị bệnh và chất trồng, tốt nhất là đốt bỏ để tiêu hủy mầm bệnh vì các hạch nấm tồn tại rất lâu.
Nếu trồng trong chậu phải bỏ cả chất trồng và rửa sạch chậu, khử trùng kỹ trước khi sử dụng lại.

Nếu trồng trong luống phải dọn sạch chỗ chất trồng xử lý bằng thuốc khử trùng. Các giống lan Vanda, Ascocenda và các cây lai của nó rất nhạy cảm với bệnh này. Hôm trước tôi còn thấy có bác đăng lên HỘI HOA LAN VIỆT NAM cây NGỌC ĐIỂM nhà bác ấy cũng bị bệnh này.

– Lưu ý thêm nấm trứng cá hay mọc trên các cây tre hay tầm vông thường dùng để làm giàn hay treo chậu lan. Đây là nguồn lây lan bệnh cho vườn lan nhưng thường không được chú ý tới, tránh dùng cây tầm vông làm giàn che hoặc treo vì khi bị ướt nấm rất dễ phát triển.

– Hạn chế tưới nước để bệnh không phát triển mạnh.

– Hạn chế dùng phân bón có nhiều đạm, nên sử dụng phân bón Multi-K (Siêu Kali) , MKP (0-52-34) bón cho cây.

– Sử dụng phối hợp 2 loại thuốc mới có tác dụng hạn chế bệnh. Có thể dùng:

Một số loại nấm đối kháng như : Trichoderm, Gliocladium…
Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Bendazol,
Topsin (Hoạt chất Thiophanate-Methyl) + Zineb,
Carbenzim + Cadillac (Chính là Mancozed),
Hoạt chất Carbendazim + Hoạt chất Iprodione

7. ĐỐM BÔNG HOA

 65  

Tác nhân: Nấm Botrytis Cinerea

Triệu chứng là những đốm nhỏ riêng rẽ trên bông hoa, có màu nâu hoặc màu đen. Từ từ các đốm này sẽ mở rộng ra và có thể bao phủ toàn bộ bông hoa. Sau đó có thể xuất hiện những cả những nấm màu xám trên hoa khi điều kiện môi trường quá ẩm ướt.

Bệnh bùng phát mạnh mẽ khi nhiệt độ môi trường từ 18-23 độ C, nghĩa là vào mùa thu, đông và đầu xuân.

Cây bị nhiễm thường là do nguồn nước tưới bị nhiễm nấm. Nấm này hủy hoại nhiều loại cây trồng chứ không riêng gì Lan.

Bạn chỉ cần làm giàn thông thoáng và giảm độ ẩm xuống bệnh sẽ giảm, cách ly cây lan bệnh và cắt bỏ vòi hoa bị bệnh đi. Khi nhiệt độ ấm lên, bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

  70 

Các loại thuốc để trị nấm Botrytis Cinerea gồm:

Topsin M (hoạt chất Thiophanate-Methyl)
Hoặc thuốc Daconil 75WP hoặc Daconil 500SC (Hoạt chất Chlorothalonil).
Hoạt chất Iprodion có trong các thuốc như: Andoral / Tilral super 500WP / Gold cat 505SC / Hạt vàng 50 WP, 250SC…

PHẦN II: BỆNH DO VI KHUẨN

1. THỐI MỀM (THỐI NHŨN)

76

Tác nhân: Vi khuẩn Erwinia

Triệu chứng: Các bọng nước, dịch khuẩn trên lá và có các quầng loang vàng xung quanh (QUẦNG LOANG VÀNG NHƯ KIỂU NHỎ 1 GỌT NƯỚC LÊN GIẤY VÀ NÓ NGẤM VÀO TỜ GIẤY RỒI LOANG RA XUNG QUANH. ĐÂY CHÍNH LÀ ĐIỂM ĐẶC BIỆT ĐỂ TA PHÂN BIỆT VỚI THỐI DO NẤM PHYTOPHTHORA VÀ PYTHIUM. Vết loang do nấm nhìn có vẻ rất KHÔ RÁO chứ không ướt như do vi khuẩn). Vết bệnh sẽ từ từ lan tới thân, rễ, giả hành.
Thật là khó khăn để dùng từ ngữ giúp các bạn hiểu ý tôi muốn truyền đạt là cái gì. Thôi thì các bạn chịu khó bị bệnh vài chục giò lan và cay đắng soi xét để tự rút ra vậy!

Tóm lại là bị vi khuẩn thì quầng nhìn rất ướt át, còn nấm thì quầng có vẻ khô ráo.

Đặc điểm nhận dạng đặc trưng là có mùi THỐI, MÙI THỐI RẤT KHÍ CHỊU, NỒNG NẶC (chứ không như thối do nấm Phytophthora và Pythium).

Trên các chi lan khác nhau, bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau 1 chút. Vì KHÔNG PHẢI trên giống lan nào Vi khuẩn Erwinia tấn công cũng sinh ra NHŨN – MỀM NHŨNG NHƯ BÁNH ĐA NGÂM NGƯỚC. Đa số các trang mạng của Việt Nam chỉ chú trọng vào chi Ngọc Điểm và chi Hồ Điệp khi bị vi khuẩn này tấn công sinh NHŨN nên mọi người gọi nó là THỐI NHŨN.

– Trên lan thuộc chi HỒ ĐIỆP bệnh phát triển rất nhanh chóng và lá có thể NÁT NHŨNG HOÀN TOÀN sau 2-3 ngày. Vi khuẩn xâm nhập qua các vết xước, vết rách, vết côn trùng cắn và chích hút, hoặc các KHÍ KHỔNG của lá.

– Trên chi lan Dendrobium xuất hiện các vết bọng nước vàng sau đó thành màu đen trũng xuống.

– Trên Vanda xuất hiện các mảng bệnh vàng nâu hơi mờ và từ từ đậm dần rồi chuyển sang màu đen. Khi bạn bóp lá ra, day day cho nát rồi ngửi sát mũi sẽ thấy mùi thối rất nồng đậm (tôi ăn quả đắng này nhiều rồi nên tôi rất chú trọng việc nhận biết bệnh này, kinh nghiệm thực tế chứng minh rằng đôi lúc đôi mắt không hiệu quả bằng 2 lỗ mũi).

– Đối với lan Hài, vết đốm bệnh có thể bắt đầu ở mọi vị trí của lá, đặc biệt là gần gốc là, kẽ lá non rồi lan dần lên trên chóp lá. Ban đầu là điểm ngậm nước màu nâu vàng nhưng sau đó thành màu nâu đỏ và trũng xuống.

Lá những giống hài mọng nước thì dễ nhận thấy hơn so với lá của các giống hài lá ráp, lá mỏng và cứng. Vấn đề này cá nhân tôi thấy rằng thực sự là khó cho các bạn, rất khó để nhận định nó là nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm.

Kinh nghiệm thực tế như sau: Mang 2 chậu hài bị bệnh giống y như nhau rồi phun 1 bên là thuốc vi khuẩn, 1 bên là thuốc nấm (ví dụ Antracol, không dùng Aliette hoặc Nano Bạc vì Aliette và Nano Bạc ngoài trị nấm lại trị cả khuẩn) sau 1 tuần, cây nào chết cây nào sống bạn sẽ nhận ra ngay thôi –> ĐÓ CHÍNH LÀ KHOA HỌC THỰC NGHIỆM.

Nếu bạn không dám làm như tôi thì tốt nhất là pha chung cả thuốc nấm và thuốc khuẩn xịt 3 lần là tẹt ga ngay.

– Trên chi lan Hoàng Hậu (Hoàng Hậu, Hoàng Xà – Thịnh Vượng) thì lá có điểm ngậm nước màu nâu, sau đó sẽ khô đi và chuyển sang màu đen lõm.

CHỐT: Lan gì cũng vậy, vết ngậm bọng nước màu vàng nâu đen, loang ướt át, bóp chảy dịch khuẩn mùi thối –> Thối mềm do vi khuẩn Erwinia.

CHỮA BỆNH:

– Cách ly ngay cây bị bệnh ra khỏi giàn.
– Cắt bỏ đoạn lá bệnh, cắt xa 2-3cm vết bệnh với dụng cụ vô trùng bằng Physan 20. Thật ra là không cần cắt cũng vẫn có thể chữa cho chỗ bệnh khô lại, tuy nhiên sẽ có 1 hoặc vài cái lỗ, vài cái sẹo nhìn cũng không ra gì. Bạn nào có đủ khả năng vá lại được chiếc lá bị thủng, lành lặn gần như ban đầu thì sẽ có khả năng làm rạng danh tổ quốc!
– Giảm độ ẩm trong vườn, không tưới với vòi phun áp suất cao và không bón phân nhiều đạm.
– Bôi vôi hoặc bôi thuốc diệt nấm như Ridomilgold pha sền sệt sau đó phun thuốc diệt khuẩn khắp vườn và ướt đều mặt lá, giá thể.

Các bạn nên lưu ý rằng tài liệu của nước ngoài họ rất đề cao Physan 20, tất cả các bệnh khuẩn họ đều khuyên dùng Physan 20. Tuy nhiên Physan bán tại Việt Nam thì chất lượng không thể mang để so sánh với Physan 20 của Mỹ được. 01 chai Physan 20 nửa lít của Mỹ là 352 ngàn còn hàng Việt Nam, trên bao bì cũng ghi là U Ét A (USA) mà có giá 146 ngàn nửa lít.

Trong chai Physan 20 của Mỹ có khoảng 10 hợp chất, còn bao bì của ta có 1 hợp chất duy nhất nhưng nồng độ cao thôi. Tôi nói cái này để các bác đừng có ẢO TƯỞNG VỀ SỨC MẠNH.
Quảng cáo nào là SÁT KHUẨN CỰC MẠNH, DIỆT TẤT CẢ CÁC LOẠI RONG RÊU NẤM MỐC… bla bla bla, vù vù… (gió), chính hãng của Mỹ…

 93    89 88 87

Physan 20l của Việt Nam dùng được, nhưng đừng phét lác về sức mạnh quá như thế. Bạn muốn trị nấm trắng bám giá thể? Ok luôn. Bao bì hướng dẫn 1ml pha với 1 lít nước, bạn hãy pha 4ml với 1 lít nước. Ngâm cả giò lan, giá thể vào chậu thuốc 5-10 phút, đảm bảo nấm trắng, nấm hồng, nấm cam, nấm xanh chết tuốt. Còn bệnh thối mềm thì bạn phun Physan không ăn thua mấy đâu.

Một số loại thuốc giành phòng bệnh thối mềm cho lan như Agrifos 400, Nano Bạc, Physan 20, Starner 20WP, Poner 40TB, Kasumin 2L, New Kasuran…

THUỐC ĐẶC TRỊ THỐI MỀM – THỐI NHŨN:

– STARNER 20WP – Hoạt chất Oxolinic acid 20%

– KASUMIN 2L – Hoạt chất: Kasugamycin 2%

– PONER 40TB – Hoạt chất: Streptomycin sulfate 40%

2. THỐI NÂU

98 97 96 95

Tác nhân vi khuẩn Pseudomonas (Cụ thể là Acidovorax (syn. Pseudomonas))

Triệu chứng: Những điểm nhỏ ngậm nước có thể xuất hiện bất cứ khu vực nào của lá. Ban đầu là những đốm nhỏ màu xanh lá cây hơi nhạt hơn khu vực xung quanh, sau đó những đốm này mở rộng ra và hợp lại với nhau thành những chấm hoặc những khoang vùng bệnh màu nâu hoặc đen, những vết này khô đi và lõm hẳn xuống.

Xung quanh có thể là VẦNG HÀO QUANG MÀU VÀNG hoặc VÀNG NHẠT hoặc XANH NHẠT tùy giống lan, vầng hào quang này có thể chỉ bao xung quanh đốm nâu (đen) nhưng có khi lan rộng ra cả chiếc lá (ĐÂY CHÍNH LÀ ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG ĐẶC TRƯNG CỦA BỆNH THỐI NÂU VI KHUẨN để phân biệt với bệnh đốm do nấm. Đốm do nấm thường không LÕM ĐEN VÀ CÓ VẦNG HÀO QUANG RÕ RÀNG).

Tuy nhiên mọi thứ chỉ là tương đối nếu giả sử lan nhà bạn bị cùng 1 lúc cả nấm và vi khuẩn tấn công thì chỉ có mang chiếc lá đi xét nghiệm mới biết chính xác được.

Vì biểu hiện của bệnh thối nâu do vi khuẩn và đốm đen do nấm Cercospora khá giống nhau. Lúc này lại phải xét tới các yếu tố khác như độ lõm của vết đốm, màu sắc của quầng hào quang… Nói chung là rất phức tạp và ngay cả các chuyên gia cũng đôi khi còn nhầm lẫn. Vậy điều duy nhất bạn có thể làm là xịt cả thuốc trị nấm và vi khuẩn cùng 1 lúc (ví dụ trộn Topsin M với Kasumin).

Nó giống như việc bạn ăn bánh mỳ và uống nước mía, sau đó bị đau bụng. Thật sự là không thể biết do bánh mỳ hay nước mía hay cả hai nếu ta không xét nghiệm cái bánh và ly nước. Việc lúc này không phải là chờ kết quả xét nghiệm mà là cấp cứu kịp thời tống cả nước mía và bánh mỳ ra khỏi cơ thể.

Vi khuẩn gây bệnh thối nâu này nhiễm vào lan theo nhiều cách, có thể là từ miệng, chân của côn trùng, từ các vết xước, từ khí khổng của lá…. Ta cần tìm nguyên nhân sau đó sẽ đi giải quyết nguyên nhân và giải quyết vi khuẩn. Ví dụ khi lan bị nhện đỏ cắn, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào lá sinh ra bệnh, bạn chỉ phun thuốc trị nấm và khuẩn Pseudomonas mà không hề chú ý tới nhện. Thì có ích gì đâu? Cứ cho là vết bệnh cũ khỏi thì sẽ lại có vết bệnh mới ngay thôi.

THUỐC CHỮA THỐI NÂU DO VI KHUẨN PSEUDOMONAS

101-copy 101102 103 104 10599-copy 100-copy

– Physan 20 là 1 giải pháp người Mỹ thường dùng, tuy nhiên hàng Việt Nam thì hiệu quả hơi thấp. Dùng để phun hoặc ngâm phòng bệnh thì tốt. Nếu bạn không có thuốc gì khác ngoài Physan thì tốt nhất nên ngâm luôn cả giò lan trong thuốc 10 phút, phun không hiệu quả lắm.

– Hydrogen peroxide chính là ÔXY GIÀ sát trùng vết thương, ta có thể khều với 1 cây kim vết đốm, sau đó nhỏ trực tiếp Oxy già vào. Nếu vẫn chưa hiệu quả sau vài lần thì bạn có thể chuyển dùng sang các loại thuốc bên dưới.

Trong số các loại thuốc trị khuẩn thì loại nào cũng trị được vi khuẩn Pseudomonas, nhưng không phải loại nào cũng dùng tốt cho tất cả các loại lan. Ví dụ như Poner (Streptomycin) tốt nhưng nếu có lan Vanda thì sẽ làm cây chậm phát triển. Hay thuốc Kasuran hoặc New Kasuran rất tốt để diệt nấm và khuẩn, nhưng do thuốc có chứa hợp chất Đồng nên sẽ ảnh hưởng xấu tới rễ của các giống lan trong chi Hoàng Thảo (Dendrobium) nếu bạn xịt liên tục với hàm lượng hơi cao 1 chút.

106 107108 109 110 111 112 113 101 102103 104 105 106107 108 109 110 111 113 115 116 112117118 114119 120

CHỐT:

– KASUMIN 2L – Hoạt chất: Kasugamycin 2% (ƯU TIÊN LOẠI NÀY NHẤT, chính xác là ưu tiên hoạt chất Kasugamycin % càng cao càng tốt)

– STARNER 20WP – Hoạt chất Oxolinic acid 20%

Lưu ý: Cùng 1 loại nấm hoặc khuẩn nhưng khi chúng phát bệnh ra trên từng giống lan lại có kiểu hình khác nhau, điều này đòi hỏi bạn phải soi kỹ từng hình và trồng nhiều giống lan cộng với sự trải nghiệm nghề lan của tháng năm cuộc đời.

Nguồn: danchoilan.com