Chat hỗ trợ
Chat ngay
HOẠT-CHẤT-AZOXYSTROBIN
Hoạt Chất Diệt Nấm

HOẠT CHẤT AZOXYSTROBIN LÀ GÌ? VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Mười Hai 9, 2018 at 10:42 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở HOẠT CHẤT AZOXYSTROBIN LÀ GÌ? VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

1.Giới thiệu:

Azoxystrobin được phát hiện trong quá trình nghiên cứu về Oudemansiella mucida và Strobilurus tenacellus, là loại nấm màu trắng hoặc nâu nhỏ thường được tìm thấy trong các khu rừng châu Âu.

 Không lớn hơn một vài centimet, những nấm này thu hút sự chú ý của các nhà khoa học bởi khả năng đáng chú ý của họ để tự bảo vệ mình.

 

 

AZOXYSTROBIN-1

 

 

Cơ chế bảo vệ của chúng được dựa trên sự tiết của hai chất, strobilurin A và oudemansin A. Những chất này cho phép chúng giữ cho đối thủ cạnh tranh ở khoảng cách xa và giết chúng khi ở trong phạm vi. Các quan sát của cơ chế này dẫn đến nghiên cứu dẫn đến sự phát triển của azoxystrobin. 

Phân tử được tổng hợp lần đầu tiên bởi Tiến sĩ Christopher Godfrey tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Hill của Jealott ở Bracknell (Anh).

 

AZOXYSTROBIN-2

 

 

Azoxystrobin (công thức hóa học C22H17N3O5) 98%: 276g. Phân tử hoạt chất có cấu trúc nhóm xyhanua, vòng piriimidin, các nhóm phenyl, cấu trúc esete và nhiều liên kết ete. Azoxystrobin được phát hiện khi tìm thấy và nghiên cứu loại nấm ở một khu rừng châu Âu với chất strobilurin A.

Là hoạt chất diệt nấm toàn thân, Azoxystrobin có phổ tác động rộng, nó phòng, diệt, trừ nhiều bệnh về nấm, nhất là các bệnh phấn trắng, rỉ sắt, đạo ôn, sương mai, nấm mốc trên hàng loạt cây trồng lúa, ngô, cam quít, nho, cà phê, cây dây leo, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh… Hoạt chất ít độc cho người và môi trường.

2. Hoạt động:

Sau khi tổng hợp các chất tương tự thí nghiệm của cả hai chất (trên 1400 đã được thử nghiệm), azoxystrobin được tìm thấy là sự kết hợp tích cực và ổn định nhất. Độc tố của azoxystrobin là phần β-methoxyacrylate (có màu xanh lam), có mặt trong các hợp chất hoạt tính từ cả Oudemansiella mucida và Strobilurus tenacellus.

3. Cơ chế tác động:

Azoxystrobin ức chế quá trình trao đổi chất diễn ra ở ty thể của tế bào sợi nấm. Thuốc phòng trừ nhiều loai nấm hại cây trồng.

Azoxystrobin là một loại thuốc diệt nấm phổ rộng có hoạt tính chống lại một số bệnh trên nhiều loại cây ăn được và cây cảnh. Một số bệnh được kiểm soát hoặc phòng ngừa là bệnh đạo ôn, rỉ sét, nấm mốc, nấm mốc trắng, bệnh sương mai, táo vảy, sọc gỉ.

Azoxystrobin thuộc nhóm Strobilurin, tác động:

+ Ngăn cản sự tạo vách tế bào nấm bệnh.

 

AZOXYSTROBIN-3

 

 

+ Ức chế quá trình vận chuyển điện tử trong ty thể, chặn đứng quá trình tạo năng lượng ATP ở ty thể, mầm bệnh sẽ mất khả năng gây hại cho cây trồng do không có nguồn năng lượng để sinh trưởng và phát triển.

 

 

HOẠT-CHẤT-AZOXYSTROBIN

 

 

 

+ Phá vỡ trao đổi chất.

+ Tất công và tiêu diệt nấm bệnh ở tất cả các giai đoạn, ngay cả ở giai đoạn bào tử.

 

 

AZOXYSTROBIN-4

 

 

+ Ức chế sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của sợi nấm.

+ Ngăn cản quá trình tổng hợp Ethylen giúp cứng cây, xanh lá, tăng cường tuổi thọ cho lá.

 

AZOXYSTROBIN-5

 

 

Azoxystrobin chống lại 4 nhóm nấm chính gây bệnh trên thực vật:

+ Ascomcetes (nấm túi).

+ Basidiomycetes (nấm đảm).

+ Deutoromycetes (nấm bất toàn).

+ Oomycetes (nấm trứng).


Azoxytrobin được phát hiện trong quá trình nghiên cứu độc tố của hai loại nấm rừng Oudemansiella mucida và  Strobilurus tenacellus. Azoxytrobin là hoạt chất trừ nấm bệnh đầu tiên thuộc nhóm strobilurin được tổng hợp. Sau đó vào khoảng cuối những năm 80 các hoạt chất Trifloxystrobin (Ciba Geigy, chuyển thành Syngenta) and Kresoxim-methyl (BASF) được tổng hợp và lưu thông trên thị trường. 

Azoxytrobin có hiệu lực đối với 4 họ nấm: Ascomycota, Deuteromycota, Basidiomycota và the Oomycota trên cây ngũ cốc, dưa chuột, các loại rau, cây ăn quả, lạc, hoa – cây cảnh, chuối, lúa, khoai tây,…. Trên thế giới có khoảng 100 quốc gia có đăng ký sử dụng Azoxytrobin và có đến trên 120 loại cây trồng có sử dụng hoạt chất này. Ở Anh người ta sử dụng Azoxytrobin trên cây măng tây, xúp lơ, rau cải, hành, bắp cải, cà rốt,…

Azoxytrobin có tính lưu dẫn, thẩm thấu. Hoạt chất được sử dụng phun phòng và phun trừ. Do có đặc tính lưu dẫn nên Azoxytrobin được hấp thu từ rễ và được vận chuyển qua hệ thống bó mạch lên tới tận chóp lá trên đỉnh cây, đầu cành,…

Azoxytrobin có kiểu tác động mới là ức chế hoạt động của màng ty thể từ đó làm cho bào tử không thể nảy mầm, sợi nấm không thể phát triển và bào tử không thể sinh sản được.

Dưới tác động của ánh sáng mặt trời Azoxytrobin rất dễ bị phân giải. Quá trình quang hóa là con đường chủ yếu làm cho hoạt chất bị phân giải. Ngoài ra hệ vi sinh vật có trong tự nhiên cũng góp phần vào quá trình phân giải của Azoxytrobin. Thời gian bán phân hủy trong đất của hoạt chất < 2 tuần.

Trong đất kiềm, có tưới và nghèo dinh dưỡng Azoxytrobin được “giữ” lại lớp đất mặt và tồn tại ở đó đến lúc bị phân giải hoàn toàn. Azoxytrobin không bị rửa trôi khỏi lớp đất mặt do đó nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước mặt là không thể xẩy ra. 

Azoxytrobin trong cây trồng được chuyển hóa thành 15 hợp chất khác nhau, nhưng chúng chỉ chiếm 5% tổng dư lượng có trong cây. Do đó dư lượng của Azoxytrobin trong cây là rất thấp.

Azoxytrobin không độc với ong, côn trùng có ích và giun đất.

Mức dư lương tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg):

Dâu tây: 10.0; Quả có hạt: 2.0; Đậu tương: 0.5; Gạo: 5.0; Ớt khô: 30.0; Lạc: 0.2; Ngô: 0.02; Xoài: 0.7; Đu đủ: 0.3; Rau diếp: 3.0; Gừng: 0.1.

* XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

AZOXY GOLD 600SL – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH DO NẤM GÂY RA TRÊN CÂY TRỒNG

 

AZOXY GOLD 600SL – VUA TRỊ CHÁY LÁ DỪA GÂY HẠI CHO CÂY TRỒNG

 

ASMILTATOP SUPER 400SC – THUỐC ĐẶC TRỊ BỆNH THÁN THƯ, SƯƠNG MAI, PHẤN TRẮNG

 

MONEYS 325SC – THUỐC TRỊ NẤM BỆNH CHO CÂY TRỒNG

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp