1. Tác động của Đồng đến quá trình sinh lý sinh hóa của cây trồng:
Đồng ảnh hưởng đến nhiều qua trình sinh lý sinh hóa của cây như quá trình cố định N, sự khử nitrat, sự phân giải, sự khử CO2, sự tổng hợp clorofin tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng, sự thoát hơi nước, sự chuyển hóa gluxit, tạo các mô mới thân lá rễ, và ảnh hưởng đến tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu nóng của cây.
Đồng ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều loại chất đường bột, hợp chất có đạm, chất béo, clorofin và các sắc tố khác, vitamin C và các enzim.
* Biểu hiện thiếu đồng trên cây trồng:
Thiếu đồng mất màu xanh giữa các gân lá, lá thường xuyên héo rũ, dễ rụng
Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.
Hiện tượng thiếu đồng thường xuất hiện đối với cây lúa gây ra hiện tượng trắng lá và các hạt đầu bông không thụ phấn (lúa bị rơm đầu), đẻ nhiều nhưng dảnh thành bông ít và xuất hiện ở các cây hòa thảo khác.
Biểu hiện thiếu đồng trên cây ngô, lúa mì, khoai tây, dưa chuột
Sự bón nhiều đạm đã làm xuất hiện hiện tượng thiếu đồng có làm giảm năng suất và phẩm chất cỏ. Bón nhiều lân cũng làm giảm hàm lượng đồng và năng xuất cam quýt.
* Biểu hiện của dư thừa đồng (ngộ độc đồng)
Cây trồng sinh trưởng chậm và úa lá trong dung dịch đồng 8 mM, 12 mM
Đồng dư thừa là rất độc hại cho khoai lang, ở nồng độ thấp 5 mM tại vùng rễ đủ để làm cây tăng trưởng chậm đáng kể, Nếu nồng độ cao hơn 20 mM rễ sẽ ngừng phát triển dẫn đến thân lá ngừng phát triển, bộ rễ thiệt hại có thể làm cây héo trầm trọng. Không giống như ngộ độc kẽm, có rất ít hoặc không có vết úa ở lá, cũng không có sắc tố màu đỏ.
Ngộ độc đồng làm xuất hiện các viết trắng khu vực giữa các gân của lá trưởng thành (J. O’Sullivan).
Ảnh hưởng của việc dùng thường xuyên chất diệt nấm có gốc đồng
Tương tự như độc tính của mangan và kẽm, độc tính đồng cũng có thể gây ra các triệu chứng của thiếu sắt.
* Đồng trong đất.
Từ năm 1931 người ta đã phát hiện cây có đồng mới phát triển tốt. Dần dần người ta thấy rằng cây trồng trên các đất than bùn, đất giàu hữu cơ có hiện tượng thiếu đồng. Gần đây hiện tượng thiếu đồng xuất hiện trên nhiều loại đất khác.
Đồng dễ tiêu thường có nhiều trong đất và thường được đưa vào đất qua phân bón và các loại thuốc trừ nấm bệnh. Số lượng đồng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ và hàm lượng Cu trong đất tăng dần qua quá trình tích lũy sinh vật (cây trồng hút Ci từ các tầng sau đưa lên mặt đất).
Lượng Cu dễ tiêu trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất thay đổi theo lượng chất hữu cơ. Chất hữu cơ trong đất kết hợp với đồng thành các phức chất đồng – hữu cơ cây trồng khó sử dụng. Nếu trong đất lượng N và S cao thì phức hợp đồng – mùn càng bền.
Sét cũng có thể hấp thu các ion đồng, mặc dù sự hấp thu có yếu hơn. Đất giàu hữu cơ lại giàu sét thì sụ thiếu đồng càng dễ xuất hiện. Ở nước ta các vùng thung lũng núi, vùng đất sinh lầy ven biển, đất than bùn, đất phèn giàu hữu cơ đều có thế có hiện tượng thiếu đồng.
Các nghiên cứu cho thấy rằng khi pH đất tăng lên hàm lượng đồng dễ tiêu giảm xuống. Cho nên bón vôi cải tạo độ chua cũng dễ dẫn đến hiện tượng thiếu đồng.
Người ta còn nhận thấy rằng có quan hệ nghịch giữa lượng Al và đồng dễ tiêu. Khi hàm lượng Al tăng lên cây hút đồng ít đi. Người ta cũng thấy mói quan hệ tương tự giữa đồng và sắt.
Các loại đất chua, nhiều sắt, nhôm di động càng dễ xuất hiện hiện tượng thiếu đồng.
2. Các loại nguyên liệu sử dụng sản xuất phân có đồng
* Có hai nhóm chủ yếu:
Các hợp chất hòa tan trong nước: Đồng sunfat ngậm phân tử nước (CuSO4.H2O), có tỷ lệ Cu 35% ở dạng bột hoặc dạng viên. Đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO4.5H2O) có tỷ lệ Cu 25% ở dạng bột hoặc viên. Phức đồng (Cu.EDTA) ở dạng bột hoặc viên có 15%Cu.
CuSO4.5H2O và CuEDTA
+ Các hợp chất tan trong axit xitric: Đồng (II) oxit (CuO) có chứa 75% Cu, đồng (I) oxit (Cu2O) có chứa 89% Cu; sunfat hydroxit đồng (CuSO4.3Cu(OH)2.2H2O) có chứa 53% Cu ở dạng bột hoặc viên; đồng silicat ở dạng thủy tinh (silicat đồng) ở dạng bột; muối đồng amôn có chứa 30% đồng.
CuO và Cu2O
+ Các hợp chất trên có thể dùng trực tiếp làm phân bón hoặc sản xuất phân đa nguyên tố chứa đồng. Quạng pyrit Cu có chứa 0,3-0,6% Cu cũng được sử dụng như một loại nguyên liệu để sản xuất các lọa phân đa nguyên tố chứa đồng và chứa lưu huỳnh hoặc để bón trực tiếp.
* Sử dụng phân có đồng
Có thể cung cấp đồng cho cây bị thiếu đồng theo 2 cách:
+ Dùng dung dịch phun lên lá. Các loại muối đồng tan trong nước được pha với nồng độ tương đương 0,02-0,05% CuSO4 phun từ 600-1000 lít 1 ha, hoặc ngâm hạt giống trong vòng 6-12 giờ trước lúc gieo.
+ Dùng các muối đồng không hòa tan trong nước chỉ hòa tan trong axit xitric như đồng oxit và các silicat, các muối đồng amôn phootphat. Lượng bón tương đương 10-25kg Cu/ha.
Cu bón nhiều năm đễ tích lũy và gây độc. Nhiều vùng trồng nho do dùng dung dịch boócđô (hỗn hợp sunfat với vôi) qua nhiều năm để trừ bệnh nho đã tích lũy nhiều đồng đến mức gây độc đồng. Các vườn rau thường dùng thuốc trừ sâu bện có đồng cũng thường xảy ra hiện tượng độc thừa đồng.
Sự thừa đồng thường gây ra sự thiếu sắt và kẽm và liên quan đến sự cung cấp N và Mo. Tạo sựu cân đối giữa Cu, Fe, Zn, Mo và N là điều kiện cần thiết ngăn chặn độc hại do thừa đồng. Đó cũng là cơ sở của kỹ thuật sử dụng phối hợp các vi lượng.