Bọ xít muỗi là dịch hại phổ biến và nguy hiểm hàng đầu trên điều ở Đông Nam bộ, ngoài việc gây hại trực tiếp do bọ chích hút làm bông khô, trái rụng, vết chích còn tạo điều kiện để nấm (nhất là nấm gây bệnh thán thư) xâm nhập và gây bệnh khiến sản lượng mất mát có khi lên đến 80- 90%.
Đặc tính sinh học
Bọ xít muỗi kích thước nhỏ như muỗi, có 2 loại khác nhau: Bọ xít muỗi xanh (Helopeltis theivora) và bọ xít muỗi đỏ (H. antonii), cả 2 loại giống nhau về hình dạng, chỉ khác nhau về màu.
Bọ xít muỗi thích sống trên tán cây, lùm bụi
Bọ xuất hiện quanh năm nhưng hại phổ biến khi điều ra lá non, bông và nhất là giai đoạn điều trổ bông. Bọ xít muỗi thường gây hại vào lúc sáng sớm hay chieàu maùt, gây hại bằng cách chích hút nhựa ở lá non, chồi, cành bông và trái non. Các vết chích rỉ nhựa màu trắng sau biến thành chấm đen, nếu bị hại nặng, lá bị xoắn, hoa khô từng chùm, trái non rụng sớm.. vết chích, ngoài ra, còn tạo điều kiện để nấm bệnh gây hại, có đốm đen dễ lầm với bệnh thán thư.
Biện pháp phòng trừ:
+ Sau thu hoạch phải cắt tỉa và tiểu hủy cành vô hiệu, cành sâu bệnh, dọn sạch cỏ dại trong và quanh vườn.
+ Chú ý thăm vườn thường xuyên đề phát hiện sớm và phòng trị kịp thời, chú ý giai đoạn khi điều ra lá non, ra bông và trái non
+ Hun khói xua đuổi bọ xít vào sáng sớm hay chiều mát.
+ Phun thuốc: Cần phát hiện sớm và phun thuốc kịp thời giai đoạn cây điều ra lộc (tháng 10), ra bông (tháng 12) và lúc trái non ra rộ (tháng 2,3). Chú ý phun sáng sớm) (6 – 7 giờ) hay chiều mát (sau 4-5 giờ chiều), có thể sử dụng các loại thuốc như: SecSaigon 10EC, Sapen alpha 5EC, Comda gold 5WG hay Brimgold 200WP (Dinotefuran+ Imidacloprid). Chú ý phun luân phiên.