Chat hỗ trợ
Chat ngay
HÉO-ĐỎ-LÁ-4
THUỐC BVTV

BỆNH HÉO ĐỎ LÁ ( DỨA, KHÓM, THƠM ) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Posted On Tháng Mười Hai 3, 2022 at 9:33 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở BỆNH HÉO ĐỎ LÁ ( DỨA, KHÓM, THƠM ) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Tên khoa học: virus Wilt

Nguyên nhân gây bệnh héo khô đầu lá virus Wilt

Triệu chứng có liên quan đến Rệp sáp (Rầy bông) có tên khoa học là Dysmicoccus brevipes.

Sau khi trứng nở, ấu trùng phát triển qua 3 tuổi trong vòng 30 – 40 ngày trước khi thành trùng. Rệp sáp thường sống tập trung ở gốc các lá già và cả trong đất chung quanh rễ. Việc lây lan thường do kiến sống cộng sinh ăn chất bài tiết của rệp, mang rệp sáp từ nơi nà sang nơi khác. Thường khi trên cây có >10 con cái và khoảng 200-300 ấu trùng đủ tuổi mới đủ sức là cây héo rụi, trường hợp nặng có thể có 1000 con/cây.

Triệu chứng gây hại của bệnh héo khô đầu lá virus Wilt

Diễn biến của triệu chứng trên toàn bộ lá có thể chia ra làm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Trước tiên các lá già đỏ dần lên, sau đó rìa phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới lá, đầu lá cong xuống đất.

 

 

HÉO-ĐỎ-LÁ-1

 

+ Giai đoạn 2: Lá không trương nước nữa và chuyển qua màu hồng vàng, các đầu lá chuyển sang màu nâu và khô dần.

 

 

HÉO-ĐỎ-LÁ-2

 

 

+ Giai đoạn 3: Các lá mọc từ giữa thân lá lần lượt cong xuống, mép lá vàng ra, các lá còn lại chuyển sang màu hồng tía, đầu lá cuốn lại.

 

 

HÉO-ĐỎ-LA-3

 

+ Giai đoạn 4: Các đầu lá còn lại cuối cùng cuốn lại và héo khô. Thời gian từ khi bị nhiễm đến lúc xuất hiện triệu chứng thay đổi theo tuổi cây.

 

HÉO-ĐỎ-LÁ-4

 

Trung bình từ 2 – 3 tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 5 tháng sau khi trồng và 4 – tháng đối với cây bị nhiễm ở giai đoạn 9 tháng sau khi trồng.

Khi bị nhiễm triệu chứng héo, cây vẫn có thể ra hoa, phát triển trái nhưng trái nhỏ và thường chín héo, phẩm chất kém tháng và nặng hơn trong mùa gốc.

Trên các vùng trồng dứa ở đồng bằng sông Cửu Long, triệu chứng héo thường xảy ra nặng trong mùa nắng (từ tháng 12 dương lịch trở đi). Dứa vụ gốc thường bị nặng hơn dứa vụ tơ. Nhóm Cayenne bị nhiễm nặng hơn nhóm Queen.

Biện pháp phòng trừ bệnh héo khô đầu lá virus Wilt

– Nên tiến hành phun thuốc khi phát hiện có khoảng < 10 con cái và một số ấu trùng trên cây. Sử dụng thuốc TP-PENTIN 15EC –  VUA RỆP SÁP

+ Liều lượng: Pha 1 chai 450ml với 250 – 300 lít nước. Phun ướt đều cây trồng. Lặp lại sau 5 ngày. 

 

TP-PENTIN-15EC-–-VUA-RỆP-SÁP

 

– Chọn chồi giống từ cây mẹ khoẻ mạnh không có Rệp sáp và có thể xử lý chồi giống trước khi trồng

– Diệt trừ kiến 

– Sau thu hoạch nên cắt bớt lá trên cây để tránh tạo điều kiện nóng ẩm giúp Rệp sáp phát triển ở mùa tiếp theo. Trường hợp nặng, nên tiêu hủy cây bị nhiễm vì việc trị thường không có hiệu quả kinh tế.

 – Trong điều kiện thâm canh, nên có kế hoạch phun thuốc định kỳ (4-5 lần trong suốt chu kỳ inh trưởng của cây), chú ý lần phun cuối cùng trúng vào cuối mùa mưa để hạn chế Rệp sáp phát triển mạnh trong mùa khô tiếp theo.

#BỆNHHÉOĐỎLÁ #CÂYKHÓM #CÂYDỨA #CÂYTHƠM

 

* XEM THÊM BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

 

TRIỆU CHỨNG BỆNH DO VIRUS (Cymbidium mosaic virus) GÂY RA TRÊN PHONG LAN

 

 

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY DỨA (THƠM, KHÓM) VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

 

KINH NGHIỆM SỬ DỤNG PHÂN BÓN TRÊN CÂY DỨA (THƠM, KHÓM) VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

PHÂN BIỆT DỨA KHÓM THƠM VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

 

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

———————————————–

VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH

Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp

??Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn??

✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820

✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033

✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/

✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng

✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp