BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC TRÁI TRÊN CÂY VÚ SỮA VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
1.Đặc điểm hình thái sâu đục trái
Sâu phát triển qua 3 giai đoạn: ấu trùng-nhộng-thành trùng. Khi ở giai đoạn thành trùng kích thước khỏang 1,3 cm có thân màu xám đén, thon dài. Mắt màu xám lồi, râu đầu hình sợi chỉ, cong về phí sau, xếp vào trong cánh. Ngực và bụng có phủ 1 lớp lông màu xám trắng. Cánh màu xám đen. Cuối cánh có có nhiều tua. Dọc cuối cánh có hàng chấm đen lưa thưa không sát mép. Giữa lưng cũng có hàng chấm đen chạy ngang.
2.Sự gây hại của sâu đục trái
Hiện nay, vú sữa là loại cây ăn trái được trồng khá phổ biến, ngoài phẩm chất ngon, được người tiêu dùng ưa thích, vú sữa còn là loại trái cây có khả năng xuất khẩu. Tuy nhiên, vú sữa thường bị sâu đục trái gây hại rất mạnh, làm thiệt hại năng suất và giảm giá trị thương phẩm của trái đáng kể.
Trưởng thành của sâu đục trái là một loài bướm đêm màu xám trắng, chiều dài thân khoảng 12mm. Rìa cánh trước và cánh sau có nhiều tua mịn. Khi đậu 2 cánh tạo thành hình tam giác. Sâu non màu hồng, có các đốm đen nhỏ trên thân.
Bướm sâu đục trái đẻ trứng rải rác từng quả trên vỏ trái non, thường đẻ trứng ở gần cuống trái hoặc nơi tiếp giáp giữa các kẻ trái. Sâu non mới nở bắt đầu cạp bên ngoài vỏ trái. Sang tuổi 2, sâu đục những đường hầm sát vỏ trái, ăn phần thịt trái, làm trái bị chảy nhựa trắng chung quanh lổ đục. Sâu phá hại từ khi trái còn nhỏ (khoảng bằng trái chanh) đến khi trái chín, làm rụng hoặc giảm giá trị thương phẩm của trái.
Suốt giai đoạn ấu trùng, sâu nằm trong trái. Trong mỗi trái thường chỉ có một con sâu non. Sâu có thể di chuyển từ trái này sang trái khác, nhất là các trái liền nhau. Nơi sâu đục có thể phát hiện dễ dàng nhờ lớp tơ kết dính phân sâu thành chùm ở gần cuống hoặc phía dưới trái.
Có thể phát hiện lúc bướm vào vườn đẻ trứng hoặc quan sát những dấu cạp trên vỏ trái hay những lổ đục trên trái chảy nhựa trắng, lúc đó sâu non còn nhỏ chưa chui sâu vào bên trong trái. Nếu thấy phân khô màu nâu kết dính lại ngoài vết đục là sâu đã chui hẳn vào trái rất khó phòng trừ.
Sâu đục trái gây hại quanh năm nhưng phát triển mạnh nhất là vào mùa nắng.
3.Biện pháp phòng trừ:
+ Tưới nước bằng máy với áp suất mạnh cũng làm giảm đáng kể mật số sâu đục trái.
+ Thu gom những trái bị sâu đem chôn để diệt sâu và nhộng.
+ Bao trái là biện pháp hiệu quả để ngừa sâu đục trái.
+ Khi phát hiện bướm vào vườn đẻ trứng hoặc khi sâu còn nhỏ bên ngoài trái sử dụng YAPOKO 250SC.
THÀNH PHẦN: Lambda-cyhalothrin, Thiamethoxam.
CÔNG DỤNG:
Hoạt chất lambda-cyhalothrin và Thiamethoxam được đăng ký theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam đế phòng trừ các loại sâu hại như rầy nâu, bọ xít muỗi, sâu đục trái, đục thân, bọ trĩ, sâu tơ.V.V
Yapoko 250sc được đăng ký phòng trừ rầy nâu hại lúa.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
Lúa: Rầy nâu:
+ LIỀU LƯỢNG: 2-3 bình cho 1000m2.
+ LIỀU DÙNG/BÌNH 16-25L: Pha 240ml pha cho 8-10 bình 16-25L.
Thời gian cách ly 15 ngày. Phun thuốc khi sâu rấy xuất hiện.
* XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:
BỆNH KHẢM LÁ, MÉO TRÁI GÂY HẠI TRÊN CÂY BƯỞI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
———————————————–
VIỆT NAM NÔNG NGHIỆP SẠCH
Thuốc bvtv _ hạt giống_ dụng cụ nông nghiệp
📲📲Hỗ Tư vấn kỹ thuật tại vườn📲📲
✅Liên hệ mua hàng : 0984.535.820
✅Tư vấn kỹ thuật : 0933.067.033
🏢 Địa chỉ cửa hàng : Ngã Tư khu công nghiệp Tân Phú , Khu 7 – Thị Trấn Tân Phú – Tỉnh Đồng Nai
✅Link web : https://vietnamnongnghiepsach.com.vn/
✅Link youtube 1: https://www.youtube.com/c/TrịBệnhChoCâyTrồng
✅Link youtube 2: https://www.youtube.com/c/KiếnThứcNôngNghiệp