Lan bị bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chính đó là cây lan bị nhiễm vi khuẩn.
Vi khuẩn được hình thành nhiều khi trời mưa, xuất phát từ các loài côn trùng hoặc những phần thối rửa của cây… Chúng sẽ xâm nhập vào bên trong cây lan và gây hại cho cây lan.
Khi lan bị vi khuẩn xâm nhập sẽ có các biểu hiện như: trên lá xuất hiện các đốm màu vàng, nâu, bị dị dạng lá…
1. Bệnh thối nâu:
Các loài lan trên toàn thế giới rất hay mắc phải bệnh thối nâu, bệnh này do vi khuẩn gây nên và là một trong những bệnh phổ biến nhất trên lan hiện nay.
Bệnh thối nâu thường xuất hiện ở phần lá và chồi cây với những đốm nước màu vàng, sau một thời gian sẽ chuyển sang nâu nhạt, làm cho lá lõm xuống và bị thối rữa.
Bệnh nhẹ có thể làm lá cây lan bị hư, còn nếu bệnh nặng hơn sẽ làm cho toàn bộ cây lan bị chết do không thể quang hợp được.
Muốn điều trị bệnh thối nâu cho lan chúng ta nên tiến hành loại bỏ ngay những lá lan khi có các dấu hiệu trên. Sử dụng 200mg/l Streptomycinhoặc Bronopolphun xả cho lan mỗi tuần, thực hiện trong khoảng 3 – 5 lần bệnh sẽ giảm và lan sẽ khỏe lại.
2. Bệnh thối mềm hoa lan:
Thối mềm hoa lan hay còn gọi là đốm hoa lá ở lan thường xuất hiện khi nhiệt độ và độ ẩm nơi trồng lan cao. Vi khuẩn gây bệnh cho lan có thể xuất hiện từ nhiều nguồn khác nhau như đất trồng, hoặc các vết thương trên lan khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào bên trong cây và gây hại.
Bệnh thối mềm hoa lan có thể xuất hiện trên cả cây lan và trên diện rộng, thường sẽ bắt đầu từ phần gốc, rồi đến phiến lá. Những đốm màu vàng nâu xuất hiện và bắt đầu thối rữa, chúng thường có mùi hôi khó chịu, chuyển dần sang màu nâu và đen, bệnh sẽ phá hủy giả hành đến khi chúng thối rữa hoàn toàn.
Khi cây xuất hiện những dấu hiệu trên chúng ta cần nhanh chóng làm sạch mầm cây, pha dung dịch Kali Permanganas 0.5% và ngâm mầm lan vào trong khoảng 30 phút, lấy ra rửa thật sạch với nước. Để mầm cây thật khô nước mới đem trồng lại, đất trồng hoặc giá thể cần phải được khử độc thật kỹ.
Để phòng bệnh này chúng ta nên tưới nước pha cùng Kebo theo tỉ lệ 1:400 – 600 lần cho cây vào thời điểm cuối xuân, đầu hạ. Thực hiện tưới cách nhau từ 7 – 15 ngày và nên thực hiện 2 – 3 lần để đảm bảo phòng tránh bệnh tốt nhất cho cây.
3. Bệnh thối lá:
Nguồn bệnh gây hại cho lan là Erwinia Chrysanthemi, trong giai đoạn đầu lan sẽ xuất hiện những nốt đục trên bề mặt lá, phiến lá chuyển sang màu vàng và đốm đục sẽ thành màu đen, lõm và làm hỏng lá.
Bệnh có thể làm hỏng toàn bộ lá lan và gây hại cho cả cây lan, những khu vực trồng lan có độ ẩm quá cao là tác nhân khiến bệnh dễ xâm nhập vào cây.
Để trị bệnh thối lá cho lan bạn cần phải cắt bỏ những lá có dấu hiệu bệnh, sử dụng dung dịch Nano Bạc để quét lên và vệ sinh các vết thương trên thân lan.
Nếu thấy bệnh xuất hiện nhiều nên sử dụng Ninamycinhoặc Kasugamycinđể phun lên lá lan.
Nếu không chúng ta có thể nhổ cây lan bị bệnh và đem ngâm toàn bộ cây vào trong Kali Permanganas 1% khoảng 5 phút rồi đem rửa sạch và phơi nắng 15 phút để diệt khuẩn cho cây.
Trong những trường hợp lan bị bệnh nặng và diện rộng thì chúng ta nên cẩn thận trong việc tưới nước, giữ độ ẩm phù hợp cho cây và nhớ không nên tưới nước từ trên xuống.
4. Bệnh thối hoa:
Đây cũng là một căn bệnh khá phổ biến trên lan, bệnh xuất hiện do vi khuẩn gây bệnh đã hủ sinh hoặc ký sinh trên cây lan đã nhiễm bệnh. Khi bệnh, lan có các biểu hiện như xuất hiện đốm thối, hoại tử và có các vòng thấm nước. Khi bệnh trở nặng cây sẽ bị hoại tử, sau đó ảnh hưởng đến cả cành, lá, gốc và rễ của cây.
Chúng ta có thể trị bệnh thối hoa cho lan bằng cách thay đất trồng, đồng thời tăng cường khử độc cho cây thường xuyên hơn. Nên phơi giá thể trồng cây dưới trời nắng gắt để diệt khuẩn, khử độc. Hoặc có thể sử dụng 200mg/l Streptomycin hoặc Chloramphenicol và 0.5% Bordeaux xả cho giá thể.
Với những cây lan bị bệnh chúng ta nên cắt bỏ các phần bị bệnh, có thể nhổ cây ngâm vào dung dịch Kali Permanganas 0,1%, rửa sạch cây, phơi khô rồi mới đem trồng lại.