Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

CÁCH PHỐI TRỘN PHÂN ĐƠN THEO CÔNG THỨC

Posted On Tháng Chín 21, 2018 at 12:27 chiều by / Chức năng bình luận bị tắt ở CÁCH PHỐI TRỘN PHÂN ĐƠN THEO CÔNG THỨC

Mục Lục Bài Viết >>>

NPK là loại phân hỗn hợp được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, các loại phân đơn lại có ưu điểm hơn là có thể linh hoạt điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng theo ý muốn và tình trạng đất.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bà con cách tính hàm lượng và phối trộn phân đơn dựa theo nhu cầu của cây.

 

Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của việc sử dụng phân đơn phối trộn

Một trong những ưu điểm nổi trội của việc phối trộn phân đơn là bà con có thể chủ động điều chỉnh hàm lượng thành phần dinh dưỡng tùy vào tình trạng thực tế của đất và cây trồng. Ngoài các công thức NPK truyền thống như 20-20-15; 16-16-8; 15-15-15; 16-8-16…, bà con có thể tự phối trộn theo ý muốn như 16-8- 20, 15-10-20….. 

Khi sử dụng phân đơn tự phối trộn, bà con sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với sử dụng các loại phân phức hợp phối sẵn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chi phí so sánh với sử dụng phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng tương đương trộn sẵn sẽ rẻ hơn khoảng 20 – 25%. Đây là một con số không nhỏ với chi phí dành cho phân bón sử dụng suốt mùa vụ. 

Tuy nhiên, để phối trộn phân đơn đảm bảo đủ dưỡng chất cần thiết cho cây, bà con cần nắm vững công thức để tính ra được số lượng phân đơn cần dùng. Trong số này, chuyên mục Nhà nông thông thái sẽ hướng dẫn bà con cách phối trộn phân đơn thành công thức NPK mong muốn.

Cách tính hàm lượng phân đơn để phối trộn thành công thức NPK mong muốn.

Cần phối trộn các loại phân đơn để đủ dinh dưỡng như 100kg phân

NPK = N (Nitơ) – P (P2O5) – K (K2O).

Ví dụ: NPK 20-20-15 nghĩa là N = 20, P = 20, K = 15.

Công thức tính số lượng phân đơn cần dùng (Đạm (Urea), Lân và Kali).

Số lượng Đạm (Urea) = N x 100/46   (46 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân Đạm (Urea))

Số lượng Lân = (P x 100)/20   (20 là % hàm lượng P2O5 có trong 100kg phân Lân).

Số lượng Kali = K x 100/60 (61)  (60 hoặc 61 là % hàm lượng K2O có trong 100kg Kali Clorua: Kali Lào, Canada, K2O = 60%/Kali 

Isreal, K2O = 61% – 63%).

Công thức tính số lượng phân đơn cần dùng (Đạm (Urea), DAP, Kali)

Số lượng Đạm (Urea) = N x 100/46 –  (Số lượng phân DAP x 16(18)/46 (46 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân Đạm (Urea), 16 hoặc 18 là % hàm lượng Nitơ có trong 100kg phân DAP).

Số lượng DAP =  P x 100/44 (46)  (44 hoặc 46 là % hàm lượng P2O5 có trong 100kg phân DAP)

Số lượng Kali = K x 100/60 (61) (60 hoặc 61 là % hàm lượng K2O có trong 100kg Kali Clorua: Kali Lào, Canada, K2O = 60%/Kali 

Isreal, K2O = 61% – 63%)

Công thức tính số lượng phân đơn theo một số loại phân NPK thông dụng trên thị trường

Công thức NPK thông dụng

Lượng phân đơn

Đối với DAP (46 – 18)

(Kg)

Đối với DAP (44 – 16)

(Kg)

Kali

(Kg)

Đạm

(Urea)

DAP

Đạm

(Urea)

DAP

Kali (60)

Kali (61)

Kali (37)

NPK 20 – 20 – 15

26.47

43.48

28.93

45.45

25.00

24.59

40.54

NPK 16 – 16 – 8

21.17

34.78

23.14

36.36

13.33

13.11

21.62

NPK 17 – 17 – 17

22.50

36.96

24.59

38.64

28.33

27.87

45.95

NPK 19 – 9 – 19

33.65

19.57

35.74

20.45

31.67

31.15

51.35

NPK 25 – 25 – 5

33.08

54.35

36.16

56.82

8.33

8.20

13.51

NPK 15 – 15 – 15

19.85

32.61

21.69

34.09

25.00

24.59

40.54

* Công thức trên được cung cấp bởi Tập đoàn Vinacam

SƠN TRANG