Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

QUÁ TRÌNH RA HOA VÀ ĐẬU QUẢ CỦA CÂY NHÃN

Posted On Tháng Hai 3, 2018 at 10:34 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở QUÁ TRÌNH RA HOA VÀ ĐẬU QUẢ CỦA CÂY NHÃN

Mục Lục Bài Viết >>>

Sự ra hoa

Trong một phát hoa nhãn có mang hoa lưỡng tính có chức năng đực, hoa lưỡng tính có chức năng cái hoặc hoa lưỡng tính (với 2 bộ phận đực và cái).

Hoa lưỡng tính đực có ít hơn hoặc bằng 8 nhị đực có lông xếp thành hàng đơn trên đế hoa.

Hoa lưỡng tính cái có mang bao phấn nhưng bất thụ và không có chức năng đực. Hoa lưỡng tính có hai lá noãn, bầu noãn có nhiều lông tơ với núm nhụy có hai thùy.

Thông thường chỉ có một lá noãn (tâm bì) phát triển thành trái. Hoa lưỡng tính có 8 chỉ nhụy không cuống với bao phấn sản xuất ra hạt phấn hữu thụ (Wong, 2000) (Hình 5.1a và 5.1b).

Hoa nhãn thụ phấn chéo nhờ côn trùng và có hiện tượng chín không cùng lúc giữa nhị và nhụy. Sự thụ phấn hiệu quả chủ yếu từ 8.00-14.00 giờ.

Sự nở của hoa nhãn trên cùng một phát hoa được Lian và Chien (1965) ghi nhận theo thứ tự như sau: Đầu tiên là hoa đực (hoa không có chức năng cái), tiếp theo là hoa cái (hoa không có chức năng đực), hoa lưỡng tính và cuối cùng là hoa đực.

Sự nở hoa của một phát hoa nhãn kéo dài từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, do hoa nhãn nở tương đối tập trung nên có sự trùng lên nhau giữa các loại hoa từ 4-6 tuần tuỳ thuộc vào từng giống.

Sự đậu trái thường thấy ở những hoa nở cùng với thời kỳ nở của hoa đực, do đó, những hoa trước hay sau thời kỳ nầy thường có tỉ lệ đậu trái rất thấp (Verheij, 1984). Qua quan sát giống nhãn Long và tiêu Da Bò ở ĐBSCL cho thấy hoa nhãn thường nở làm 3 đợt, đợt 1 và đợt 2 trái phát triển mạnh, trong khi trái đậu vào đợt thứ 3 thường phát triển chậm hơn từ 15-20 ngày và trái thường nhỏ.

Nghiên cứu về sự chuyển đổi giới tính của hoa nhãn ở Thái Lan, Subhadrabandhu (1986) cho biết rằng việc áp dụng các chất điều hòa sinh trưởng như NAA, CCC (chlormequat) và ethephon một tháng trước khi hoa nở có thể làm giảm số hoa lưỡng tính đực. Hoa nhãn thụ phấn chéo chủ yếu nhờ côn trùng như: ruồi (Apis cerana), kiến (A. florea) và ong mật (A. dorsata).
hoa luong tinh nhan(a) hoa duc nha(b)
Hình 5.1 Hoa lưỡng tính (a) và hoa đực (b) nhãn Long

Sự đậu trái và rụng trái non

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự ra hoa và đậu trái. Mưa nhiều trong thời kỳ ra hoa làm cho hoa bị rung.

Điều kiện khí hậu nóng và khô làm cho tỉ lệ đậu trái thấp và làm rụng trái non (Othman, 1995). Nhiệt độ thích hợp cho sự ra hoa và đậu trái nhãn ở Thái Lan từ 20-25 oC, nhiệt độ trên 40 oC làm trái bị thiệt hại và gây ra sự rụng trái non.

Việc thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là đạm và kali cũng gây ra sự rụng trái, trái nhỏ và phẩm chất kém (Menzel và ctv., 1990). Thời kỳ đậu trái nhãn đòi hỏi ẩm độ đất cao. Tuỳ thuộc vào từng giống và điều kiện khí hậu, thời gian từ khi thụ phấn đến khi thu hoạch vào khoảng 3,5-4,0 tháng.

Nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi, trái đậu đợt thứ ba thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài từ 15-20 ngày. Hoa nhãn được sản xuất rất nhiều nhưng tỉ lệ đậu trái thấp và thường rụng ở giai đoạn 2 tuần sau khi đậu trái (khi trái non có đường kính khoảng 1 cm) và khi trái bắt đầu phát triển thịt trái – “vô cơm” (2 tháng sau khi đậu trái). Phần thịt trái (tử y) của giống nhãn Long phát triển chủ yếu từ 75-90 ngày sau khi đậu trái (Mai Trần Ngọc Tiếng, 1999) (Hình 5.2).

Trong khi trên giống nhãn Xuồng Cơm Vàng thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch là 12 tuần, trong đó, hạt phát triển nhanh từ tuần thứ ba và đạt kích thước tối đa ở tuần thứ bảy, thịt trái phát triển từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 11.

gdpt nhan

Sự tăng truởng nhanh của trái cùng với sự phát triển của thịt trái (Hình 5.3 ).

Để làm tăng kích thước trái nhãn ‘Shixia’, là một giống nhãn nổi tiếng ở Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc, Wang và ctv. (2005) nhận thấy phun các chất đều hòa sinh trưởng ở giai đoạn hoa nở không có tác dụng cải thiện kích thước trái nhưng phun BA ở giai đoạn 15 ngày sau khi đậu trái có tác dụng làm tăng kích thước trái, trọng lượng trái, TSS trong khi phun NAA hoặc GA không có hiệu quả.

Để giải thích kết quả nầy tác giả cho rằng xử lý BA có dụng kéo dài thời kỳ phân chia tế bào và làm chậm sự lignin hóa của vỏ quả bì.

rung trai
Hình 5.5 Rụng trái non giai đoạn 30 ngày sau khi đậu tráitrên nhãn Giồng Vĩnh Châu

Tư vấn kĩ thuật: 0933.067.033