Chat hỗ trợ
Chat ngay
Uncategorized

CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DẦU NEEM LÀ GÌ?

Posted On Tháng Năm 3, 2019 at 11:03 sáng by / Chức năng bình luận bị tắt ở CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA DẦU NEEM LÀ GÌ?

Mục Lục Bài Viết >>>

Dầu Neem không phải là một chất duy nhất nhưng là một thuật ngữ chung cho cả dầu azadirachtin và dầu hạt neem, có nguồn gốc từ cây neem, Azadirachta indica.

Dầu hạt neem có màu vàng tối, mùi tỏi nặng, vị đắng do chứa nhiều hợp chất chứa sufur.

Dầu neem có chứa nhiều acid béo có lợi cho cây như sau: acid oleic: 52,8%, acid stearic: 21,4% acid palmitic: 12,6%, acid linoleic: 2,1% và các acid béo khác: 2,3%.

Nồng độ azadirachtin chứa trong dầu được coi là thành phần quyết định chất lượng của dầu neem.

Trong nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy, hàm lượng của Azadirachtin A trong dầu neen tự nhiên dao động từ 556.9-3030.8mg/kg. Mùa khô, hàm lượng Azadirachtin trong dầu Neem cao hơn so với mùa mưa.

Tác động của dầu neem đối với côn trùng

Hạt neem và lá neem chứa nhiều hoạt chất diệt côn trùng. Những hoạt chất này tác động lên hormone của côn trùng chứ không ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, cơ quan sinh sản như các loại thuốc hoá học do đó khó phát triển tính kháng thuốc ở thế hệ sau.

Neem là một loại thuốc diệt côn trùng phổ rộng, tác động lên 400 – 500 loại côn trùng từ bộ cánh thẳng (châu chấu), bộ cánh giống (rệp rừng, bướm trắng, rệp cây); bộ Thysanoptera (bọ trĩ); bộ cánh cứng (bọ ruồi); bộ cánh vảy: ngài.

 Dầu Neem tác động lên côn trùng theo một số cách chủ yếu sau:

  •  Gây ngán ăn, làm mất khả năng nuốt. Theo Isman (2002), có ba nhóm hoạt chất thứ cấp chính gây ngán ở côn trùng là: alkaloid, phenoloid, terpenoid, đặc biệt những là những triterpenoid. Trong đó những limonoid ở Azadirachta indica được quan tâm nghiên cứu và được đánh giá là rất hiệu quả trong việc khống chế côn trùng gây hại.

  •  Gây chết ấu trùng và con trưởng thành.

  •  Gây biến dạng.

  •  Cản trở sự hình thành lớp kitin bên ngoài cơ thể.

  •  Làm gián đoạn và cản trở sự phát triển của trứng, ấu trùng, nhộng.

  •  Ngăn cản sự giao phối, giao tiếp quần thể,  giảm khả năng sinh sản.