– Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con đến ra hoa, quả.
– Triệu chứng điển hình là lá biến vàng và héo dần từ lá dưới gốc lên lá trên ngọn, cây sinh trưởng kém, cuối cùng toàn cây bị héo và chết.
– Gốc và rễ cây bệnh có vết nâu rồi khô dần, bó mạch trong thân cây hóa nâu. Phần gốc gần mặt đất teo tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ.
– Lá cây chết có màu vàng và khô. Thời gian từ khi cây có biểu hiện bệnh đến khi cây chết kéo dài hàng tháng.
Phát sinh gây hại:
– Nhiệt độ cao (25 – 300C), ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển. Bệnh phát thường gây hại nặng trong mùa mưa.
– Bào tử nấm lưu tồn lâu trong đất, tàn dư bị bệnh, lây lan qua nước, đất do động vật hoặc con người mang đi, giống cây nhiễm bệnh (củ giống, cây giống…).
– Bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm bệnh vụ trước. Bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng như cà chua, ớt, đậu, gừng, dưa, khoai tây, bầu bí…
Biện pháp phòng trừ:
– Vệ sinh đồng ruộng, thu gom, tiêu hủy tàn dư cây bệnh.
– Chọn giống sạch bệnh từ ruộng không bị bệnh để trồng.
– Lên luống cao, có rãnh thoát nước tốt.
– Bón phân cân đối; bón vôi, phân hữu cơ trước khi trồng.
– Tránh gây vết thương rễ cây.
– Nhổ bỏ cây bị bệnh, xử lý đất bằng vôi, hạn chế tưới nước để tránh lây lan.
– Luân canh với cây trồng khác không bị bệnh.
– Phun thuốc lên cây và tưới vào gốc để ngừa khi bệnh mới xuất hiện (xử lý 2-3 lần cách nhau 7 ngày).