Ứng dụng quy tắc nghệ thuật trong bonsai – Thuốc trừ sâu sinh học,thuốc trừ nấm,thuốc trừ rầy,thuốc diệt chuột
tao-hinh-ngon-sai
Cây Cảnh - Bonsai

Ứng dụng quy tắc nghệ thuật trong bonsai

Posted On September 2, 2016 at 1:10 pm by / 53 Comments

Hướng chuyển động của tác phẩm

Đây là bức họa của Leonardo Da Vinci có tên“Masquerader in the guise of prisoner” in trong một cuốn sách cổ xưa lưu trữ nhiều tác phẩm của ông. Đây là một ví dụ hoàn hảo trong việc tìm hiểu, ứng dụng tính động của tác phẩm nghệ thuật.
Phân tích kỹ bức tranh, bạn sẽ thấy rõ “tính chuyển động” của nó. Từ gương mặt, tay, đầu gối, chân của nhân vật đều chuyển động về bên phải(thậm chí cả chiếc cốc đeo trên thắt lưng Masquerader cũng mở ra và hướng về phía trước).
hướng chuyển động trong tác phẩm Masquerader in the guise of prisoner
Cảm giác chuyển động thường được con người nhận ra một cách tự động từ trong suy nghĩ. Tuy nhiên người nghệ nhân lại không thể tự động ứng dụng điều đó vào tác phẩm của mình một cách vô thức được! Đó là một quá trình quan sát, học hỏi, cảm nhận và ứng dụng vào tác phẩm.
Chúng ta hãy thử ứng dụng nó vào trong tác phẩm này. Hãy thử xem hướng chuyển động trong con mắt người thưởng ngoạn sẽ như thế nào.
hướng chuyển động của tác phẩm trong con mắt người quan sát
Ở hình trên, tàn lá lệch hẳn về bên trái. Ở bên phải cành nhỏ, ngắn, có một cành jin lớn. Tất cả những điều đó tạo một cảm giác có gió lùa rất mạnh và liên tục theo một hướng từ phải qua trái. Nếu muốn tạo cảm giác bình yên cho tác phẩm, ta cần tăng khối lượng tán lá bên phải lên, giống như thế này:
tác phẩm có cảm giác bình yên
Tương tự, nếu muốn tác phẩm có cảm giác gió thổi mạnh sang phải thì ta bố trí tàn thế này:
tác phẩm có cảm giác gió thổi mạnh sang phải

Mẹo vặt tạo nên tính uyển chuyển của tác phẩm

-Trong nghệ thuật bonsai, nếu cành số 1 (hoặc đôi khi là cành có tán lá thấp nhất) nằm bên trái thì ta sẽ rất khó tạo cho cái cây có hướng chuyển động sang bên phải. Bạn hãy nhìn lại hình ảnh C, ta nên làm tán lá bên phải thấp và “nặng” hơn tán bên trái, phải nâng tán bên trái lên cao và tỉa mỏng đi.
-2 bên của ngọn cây có độ dốc khác nhau. Ví dụ cây chuyển động sang phải trong hình C thì ngọn thoai thoải bên phải và dốc hơn ở bên trái. Mình khó tả được tại sao lại thế nhưng quan sát cây bị gió thổi mạnh trong tự nhiên bạn sẽ thấy ngay. Nếu ta làm ngược lại ngọn trong hình C nhìn rất là “ngứa mắt”.
tạo hình ngọn sai kỹ thuật

Luật cận viễn

Khi một nghệ sỹ vẽ 1 đối tượng 3 chiều trên 1 bức họa 2 chiều, anh ta cần làm sao cho người xem cảm nhận được tính 3D trong tác phẩm.
Hãy nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng “Mona Lisa” này, nó đẹp tự nhiên một cách hoàn hảo. Nhưng hãy nhìn đôi tay nhân vật kỹ hơn 1 chút, rõ ràng là tay bên trái ngắn hơn tay bên phải.
luật cận viễn trong tác phẩm mona lisa
Dĩ nhiên là Da Vinci không có sai lầm trong bức họa này, ông đã dùng luật cận viễn để tạo chiều sâu tác phẩm. Ảo giác này được Da Vinci ứng dụng để người xem cảm thấy rằng tay bên trái của Lisa đặt vòng từ sau ra, còn tay phải đặt ngang theo mắt người xem.

Cảm giác về chiều sâu của tác phẩm dễ dàng nhận ra bởi người xem. Nhưng với người nghệ sỹ, đó là một quá trình khổ luyện. Người nghệ nhân muốn làm 1 cái cây đặt được trên lòng bàn tay mà người xem cảm thấy như đứng trước 1 cây đại thụ cũng cần ứng dụng rất nhiều kiến thức. Chỉ với 10cm vòm lá, bạn phải làm cho tán sau nhỏ hơn tán trước, khi ngắm nhìn sẽ tạo được cảm giác xa xăm như đứng trước 1 cây đại thụ tán vài chục mét vậy !)
Túm lại nguyên tắc để tạo cảm giác 3 chiều là “Bạn cần làm cho 1 đối tượng nhỏ hơn 1 đối tượng khác, dù chúng có kích thước bằng nhau trong thực tế.”

Bonsai vốn nó đã là 1 đối tượng 3 chiều rồi, nghệ nhân không gặp phải những vấn đề khó khăn như họa sỹ phải vẽ trên giấy. Nhưng vẫn có thể ứng dụng luật cận viễn để nhấn mạnh thêm chiều sâu của tác phẩm, bằng cách chúng ta sẽ làm tán phía sau nhỏ hơn tán chính diện một chút, sẽ tạo ra ảo giác về chiều sâu tác phẩm. Ví dụ tác phẩm dưới đây, khoanh đỏ là tán phía trước, khoanh xanh là tán phía sau. Ta thấy sự khác biệt rõ rệt về độ lớn các tán lá.
chiều sâu của tác phẩm

Chính bởi cái luật này mà chúng ta cần xác định mặt tiền cho tác phẩm bonsai. Gần như là không thể có được một cây đẹp tất cả các mặt.

Tỷ lệ vàng

Số Phi (φ) xấp xỉ 1,618 được gọi là con số thần thánh. Người ta thấy nó ở hầu hết mọi nơi trong tự nhiên, từ đường xoáy trôn ốc trên quả thông tới cách sắp xếp lá trên những nhánh cây. Người đầu tiên khám phá số Phi lại là De Vinci. Hãy quan sát bức họa nổi tiếng “Vitruvius man” của ông.
tỷ lệ vàng trong tác phẩm vitruvius man
Ông là người đầu tiên chứng minh rằng cơ thể con người, nói một cách chính xác theo nghĩa đen, được làm bằng các khối mà tỉ lệ giữa chúng luôn luôn là Phi: Đo khoảng cách từ vai đến các đầu ngón tay rồi chi nó cho khoảng cách từ khuỷu tay đến các đầu ngón tay ta được số Phi, chia khoảng cách từ đầu gối đến mặt đất cho khoảng cách từ hông đến mặt đất, một số Phi nữa, lòng bàn tay, ngón chân cái, các đốt sống….mỗi người trong các bạn đều là một minh chứng sống cho Tỉ Lệ Thần Thánh”. Ai có hứng thú hãy tìm đọc cuốn tiểu thuyết “Mật mã Da Vinci” có miêu tả rất hay về con số này. Vậy thì cây chúng ta làm ra cũng nên tuân theo số Phi đúng không ạ? Nó sẽ trông rất tự nhiên. Có điều, qua nhiều năm tháng, cái gốc gác tỉ lệ ấy nó đã bị biến đổi đi (cái cành to lớn xanh tốt gần gốc, “tỉ lệ vàng”, nay đã bị mục gãy còn trơ cái cành Jin chẳng hạn.) Vẫn cây đó, cành đó, chỉ với vài biến đổi mà nét đặc sắc tăng dần.
Trong bonsai, nhiều người quan niệm rằng không cần tỷ lệ vàng. Họ thích phong cách tự nhiên hơn. Thực ra mà nói, tỷ lệ vàng không phải là điều bắt buộc, nhưng nó làm tác phẩm có vẻ “thuận mắt” hơn.
tỷ lệ vàng trong tác phẩm của ngài kimura
Thoạt nhìn tác phẩm này khó nhận ra tỷ lệ vàng nó nằm ở chỗ nào, nhưng sao nó vẫn thuận mắt? Nhìn kỹ hơn chúng ta thấy:

  • AB, BC tạo nên 1 tổ hợp tỷ lệ vàng
  • CD và DE cũng tạo nên một tỷ lệ vàng

Nhưng tỷ lệ vàng không nên hiểu một cách cứng nhắc như là lấy thước ra đo, chỉ cần làm sao cho các chi tiết đừng quá cân đối với nhau là được rồi. Như chú Vũ Hưng nói: “Thuận mắt ăn tiền”
Nói qua về nguyên tắc tỷ lệ vàng cơ bản trong bonsai:
1. Chiều cao cây = 6 lần đường kính gốc
2. Cành thứ nhất ở điểm tỉ lệ vàng (gần 1/3 thân từ gốc lên )
3. Bề dày chậu = đường kính gốc
4. chiều dài chậu =2/3 chiều cao thân + cộng thêm 1/12 chiều cao thân
5. bề ngang tàn lá = 1/2 chiều cao thân .
6.Từ cổ rễ xuống tới đáy chậu = 3/2 bề dày chậu (tức là 3/2 đường kính gốc )
(Cổ rể là chỗ rễ bắt đầu xòe ra từ gốc , tức là điểm phân chia thân và rễ )
Áp dụng: ví dụ cây bạn có đường kính gốc 5 cm, vậy thì cây chỉ nên cao khoảng 30 cm tới 35 cm. Nếu cao hơn sẽ tạo cảm giác cây còn non trẻ, đang vươn lên.

53 thoughts on “Ứng dụng quy tắc nghệ thuật trong bonsai

Leave a Reply

Your email address will not be published.